GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ VỀ TRANH CHẤP THỪA KẾ

1. Thụ lý vụ án

VBQPPL:

- BLTTDS (các Điều 4, 26, 28, 30, 32, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 186 đến 197)

- Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14

- Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP

- Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐTP

1.1. Đối với trường hợp nguyên đơn không thể cung cấp được địa chỉ nơi cư trú

Đối với trường hợp nguyên đơn không thể cung cấp được địa chỉ nơi cư trú của NCQLNVLQ là người thuộc diện thừa kế thì Tòa án căn cứ điểm a khoản 3 Điều 6 Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐTP giải quyết như sau:

· Tòa án đã tiến hành các biện pháp để thu thập, xác minh địa chỉ theo đúng quy định của pháp luật nhưng vẫn không xác định được địa chỉ của người đó thì Tòa án vẫn giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật.

· Phần tài sản mà NCQLNVLQ thuộc diện thừa kế được nhận nhưng chưa tìm được địa chỉ của họ thì Tòa án tạm giao cho người thân thích của người đó hoặc người thừa kế khác quản lý.

1.2. Đối với tài sản chia thừa kế là đất đai, áp dụng khoản 2 Điều 3 Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐTP, không bắt buộc phải hòa giải tại xã, phường trước khi khởi kiện.

2. Thời hiệu khởi kiện chia thừa kế

VBQPPL:

- BLDS (khoản 2 Điều 149, Điều 623, điểm d khoản 1 Điều 688)

- BLTTDS (Điều 184)

- Án lệ số 26/2018/AL

Công việc chính và kỹ năng thực hiện:

· Thời hiệu yêu cầu chia thừa kế: 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế.

· Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

· Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm kể từ thời điểm mở thừa kế.

· Tòa án áp dụng thời hiệu khởi kiện trong trường hợp: Đương sự có yêu cầu áp dụng thời hiệu trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ án.

3. Xác định người thừa kế theo pháp luật

VBQPPL:

- BLDS (từ Điều 651 đến Điều 654)

Công việc chính và kỹ năng thực hiện:

· Yêu cầu các đương sự trình bày, cung cấp các tài liệu, chứng cứ để xác minh làm rõ những người có quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng với người để lại di sản.

· Tòa án phải xác định đúng và đầy đủ những người thừa kế theo pháp luật để đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là đương sự của vụ án (kể cả vụ án chia thừa kế theo di chúc), trừ trường hợp họ từ chối tham gia tố tụng.

4. Thu thập chứng cứ để làm rõ di sản thừa kế yêu cầu chia

VBQPPL:

- BLDS (Điều 612)

- Luật Đất đai

- Luật Nhà ở

- Luật HN&GĐ

- Án lệ số 05/2016/AL

- Án lệ số 24/2018/AL

Công việc chính và kỹ năng thực hiện:

· Yêu cầu đương sự cung cấp và thu thập tài liệu, chứng cứ để làm rõ:

- Tài sản đang tranh chấp yêu cầu chia có phải là di sản của người chết để lại không?

- Người để lại di sản có phải thực hiện nghĩa vụ gì không?

- Có tính công sức cho người quản lý không?

· Di sản là vật chia được hay không chia được, đối với bất động sản (nhà, đất) phải thẩm định tại chỗ và có sơ đồ ghi chú đầy đủ, rõ ràng.

5. Xác định chia thừa kế theo di chúc hay chia theo pháp luật

VBQPPL:

- BLDS (các điều từ Điều 624 đến Điều 648, từ Điều 650 đến Điều 654)

5.1. Yêu cầu chia thừa kế theo di chúc

Trường hợp có người yêu cầu chia tài sản thừa kế theo di chúc thì Tòa án phải làm rõ:

- Di chúc có hợp pháp và hiệu lực không?

- Nếu có nhiều bản di chúc thì có bao nhiêu bản di chúc hợp pháp có hiệu lực? Nội dung khác nhau của những bản di chúc hợp pháp, có hiệu lực?

- Những người thừa kế không phụ thuộc di chúc?

5.2. Yêu cầu chia thừa kế theo pháp luật

Áp dụng các điều từ Điều 650 đến Điều 654 BLDS để giải quyết chia thừa kế theo pháp luật.

Công ty Luật TNHH ANP:

- VP Hà Nội: Tầng 5 Tòa N07, Phố Trần Đăng Ninh, P. Dịch Vọng, Q. Cầu Giấy, Hà Nội

- VP Hồ Chí Minh: Tầng 1, Số 232 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 6, Quận 3, TP.HCM

- Hotline: 090.360.1234

    Chia sẻ:

Để lại thông tin tư vấn

G