Có cần chữ ký của các thành viên trong gia đình khi lập di chúc không?

Lập di chúc có cần chữ ký của các thành viên trong gia đình không? Để trả lời cho câu hỏi này chúng ta cần hiểu bản chất di chúc là gì? Điều 624 Bộ luật dân sự năm 2015 định nghĩa: “Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết”. Vì vậy di chúc chính là một hình thức thể hiện quyền định đoạt của người lập di chúc đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của bản thân.

Người lập di chúc có quyền:

1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.

2. Phân định phần di sản cho từng người thừa kế.

3. Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng.

4. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế.

5. Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.

Như vậy, người lập di chúc được toàn quyền định đoạt tài sản của mình mà không phải phụ thuộc vào bất cứ cá nhân, tổ chức nào, kể cả cha mẹ, con cái của người đó. Theo đó, di chúc không cần phải có chữ ký của các thành viên trong gia đình để có thể phát sinh hiệu lực pháp luật.

Trong một số trường hợp, ngoài chữ ký của người để lại di sản, di chúc có thể có chữ ký của người khác. Cụ thể:

1. Di chúc bằng văn bản có người làm chứng: Khi người lập di chúc không tự mình viết bản di chúc thì có thể tự mình đánh máy hoặc nhờ người khác viết hoặc đánh máy bản di chúc, nhưng phải có ít nhất là hai người làm chứng. Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc.

2. Di chúc bằng văn bản có công chứng, chứng thực: Trường hợp người để lại di sảnthực hiện thủ tục lập di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã thì di chúc yêu cầu phải có chữ ký của Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã.

Điều 363, Điều 367 Bộ luật dân sự năm 2015 liệt kê những người không được quyền làm chứng và không được công chứng, chứng thực, bao gồm:

1. Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc.

2. Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc.

3. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

Kết luận: Thành viên trong gia đình không được quyền làm chứng hoặc công chứng, chức thực di chúc của người lập di chúc. Đồng nghĩa với việc bản di chúc của cha, mẹ không cần có chữ ký của các thành viên trong gia đình.

Trường hợp Quý khách hàng có vấn đề pháp lý liên quan đến di chúc có thể yêu cầu sự hỗ trợ, tư vấn từ luật sư chuyên môn của Công ty Luật TNHH ANP.

Trân trọng và cảm ơn!

Thông tin liên hệ công ty Luật TNHH ANP:

- VP Hà Nội: Tầng 5 Tòa N07, Trần Đăng Ninh, P. Dịch Vọng, Q. Cầu Giấy, Hà Nội

- VP Hồ Chí Minh: Tầng 1, số 232 Nguyễn Thị Minh Khai, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM

- Hotline: 0912 772 008 

- Email: congtyluatanp.hcm@gmail.com

=>> Tham khảo thêm: Lập di chúc có cần chứng nhận sức khỏe không? 

    Chia sẻ:

Để lại thông tin tư vấn

G