Điều 20 Luật TTHC năm 2015 quy định “Tòa án...tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự đối thoại với nhau về việc giải quyết vụ án” được hiểu như thế nào?
Trả lời:
- Điều 20 Luật TTHC năm 2015 quy định về nguyên tắc đối thoại trong tố tụng hành chính, trong đó xác định trách nhiệm của Tòa án không chỉ tổ chức, tiến hành đối thoại mà còn phải “tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự đối thoại với nhau về việc giải quyết vụ án theo quy định của Luật này”. Trách nhiệm này của Tòa án có thể được hiểu như sau:
- Việc tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự đối thoại với nhau được thực hiện trong toàn bộ quá trình giải quyết vụ án.
- Trong việc tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và đối thoại, Tòa án cần xác định thời gian, địa điểm, vị trí ngồi, cách thức, phương pháp...phù hợp, bảo đảm các bên có điều kiện thuận lợi nhất để tham gia phiên đối thoại (tham khảo Chỉ thị số 04/2017/CT-CA ngày 03/10/2017 của Chánh án TAND tối cao về việc tăng cường công tác hòa giải tại TAND).
- Tại phiên tòa mà các bên có nguyện vọng được đối thoại với nhau để giải quyết vụ án thì Tòa án có thể tạo điều kiện về thời gian, địa điểm; ưu tiên cho các đương sự tự đối thoại bằng việc tạm ngừng phiên tòa trong thời hạn tối đa 30 ngày kể từ ngày quyết định tạm ngừng, hết thời hạn mà việc đối thoại chưa kết thúc thì có thể quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án (điểm đ khoản 1, khoản 2 Điều 187, Điều 238 Luật TTHC năm 2015); người tiến hành tố tụng có thể tham gia, hỗ trợ các bên trong cuộc đối thoại nếu họ có yêu cầu...
- Tuy nhiên, việc “tạo điều kiện thuận lợi” phải trong khuôn khổ quy định của Luật TTHC về nguyên tắc đối thoại, về thời hạn và thủ tục giải quyết vụ án, thẩm quyền, trách nhiệm của người tiến hành tố tụng và các đương sự tiến hành đối thoại.
Công ty Luật TNHH ANP:
- VP Hà Nội: Tầng 5 Tòa N07, Phố Trần Đăng Ninh, P. Dịch Vọng, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
- VP Hồ Chí Minh: Tầng 1, Số 232 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 6, Quận 3, TP.HCM
- Hotline: 090.360.1234