Bị can không có đơn kêu oan nhưng ông, bà; cha mẹ; vợ hoặc chồng; anh, chị, em ruột của người đó liên tục kêu oan thay bị can thì có giải quyết hay không?

Giải đáp:

- Theo quy định tại khoản 1 Điều 469 BLTTHS: Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người tiến hành tố tụng khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

- Bị can là người chịu tác động trực tiếp bởi quyết định, hành vi tố tụng, biết rõ hành vi vi phạm đã thực hiện và sự việc phạm tội đã xảy ra trong thực tế khách quan, có năng lực trách nhiệm hình sự có khả năng quyết định việc thực hiện quyền khiếu nại. Vì vậy, chỉ khi bị can khiếu nại (nêu rõ khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng nào) thì mới xác định là đơn khiếu nại (thể hiện qua đơn hoặc được ghi ý kiến vào tài liệu hợp pháp được lập trong quá trình tố tụng); các trường hợp còn lại, khi nhận được đơn thì xử lý, giải quyết theo thủ tục đơn kiến nghị, đề nghị, phản ánh.

Ví dụ: Bị can không có đơn kêu oan nhưng ông, bà; cha mẹ; vợ hoặc chồng; anh, chị, em ruột của người đó liên tục kêu oan thay bị can, không chấp nhận Quyết định khởi tố bị can đã được VKS phê chuẩn thì Kiểm sát viên cần trực tiếp làm việc với bị can, giải thích để bị can quyết định việc thực hiện quyền khiếu nại.

- Nếu bị can không kêu oan, nhận tội thì VKS không thụ lý đơn và thông báo cho người gửi đơn biết lý do không thụ lý.

- Nếu bị can khiếu nại, kêu oan, VKS thụ lý giải quyết nội dung khiếu nại của bị can đồng thời xem xét, trả lời nội dung đơn của thân nhân bị can theo trình tự của tố tụng hình sự và thông báo kết quả cho thân nhân bị can biết.

Công ty Luật TNHH ANP:

- VP Hà Nội: Tầng 5 Tòa N07, Phố Trần Đăng Ninh, P. Dịch Vọng, Q. Cầu Giấy, Hà Nội

- VP Hồ Chí Minh: Tầng 1, Số 232 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 6, Quận 3, TP.HCM

- Hotline: 090.360.1234

    Chia sẻ:

Để lại thông tin tư vấn

G