Dấu hiệu “hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân” quy định tại Điều 95 Bộ luật hình sự năm 1999 được hiểu như thế nào?

Hỏi: Dấu hiệu “hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân” quy định tại Điều 95 Bộ luật hình sự năm 1999 được hiểu như thế nào?

- Điều 95 Bộ luật hình sự năm 1999 (Điều 125 Bộ luật hình sự năm 2015) được tách ra từ khoản 3 Điều 101 Bộ luật hình sự năm 1985 quy định về tội “Giết người”, trong đó nội dung quy định không có nhiều thay đổi.

- Tại Nghị quyết số 04/NQ-HĐTP ngày 29-11-1986, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã hướng dẫn:

“Giết người trong tình trạng tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người phạm tội hoặc đối với người thân thích của người đó. Đây là khung hình phạt giảm nhẹ (khoản 3).

- Tình trạng tinh thần bị kích động mạnh là tình trạng người phạm tội không hoàn toàn tự chủ, tự kiềm chế được hành vi phạm tội của mình. Nói chung, sự kích động mạnh đó phải là tức thời do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân gây nên sự phản ứng dẫn tới hành vi giết người. Nhưng cá biệt có trường hợp do hành vi trái pháp luật của nạn nhân có tính chất đè nén, áp bức tương đối nặng nề, lặp đi lặp lại, sự kích động đó đã âm ỷ, kéo dài, đến thời điểm nào đó hành vi trái pháp luật của nạn nhân lại tiếp diễn làm cho người bị kích động không tự kiềm chế được; nếu tách riêng sự kích động mới này thì không coi là kích động mạnh, nhưng nếu xét cả quá trình phát triển của sự việc, thì lại được coi là mạnh hoặc rất mạnh.

Hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người phạm tội hoặc đối với người thân thích của người đó tuy làm cho người phạm tội bị kích động mạnh, nhưng nói chung chưa đến mức là tội phạm. Nếu hành vi trái pháp luật đó trực tiếp xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc lợi ích hợp pháp của người phạm tội hoặc người thân thích của người phạm tội hoặc của xã hội, đã cấu thành tội phạm, thì hành vi chống trả lại gây chết người có thể được xem xét là trường hợp phòng vệ chính đáng (theo Điều 13) hoặc do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đảng (theo Điều 102).

Trong trường hợp cá biệt hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân cấu thành tội phạm nhưng là tội phạm ít nghiêm trọng (như tội làm nhục người khác, tội vu khống) thì cũng được coi là giết người trong tình trạng tinh thần bị kích động mạnh và được xử lý theo khoản 3 Điều 101. Thí dụ: hai anh em đồng hao ở chung nhà bố mẹ vợ, người anh thường xuyên làm nhục thô bạo và trắng trợn vu khống người em, đến thời điểm nào đó lại lăng nhục người em nên người anh bị em giết”.

- Mặc dù Nghị quyết số 04/NQ-HĐTP nêu trên là văn bản hướng dẫn Bộ luật hình sự năm 1985 nhưng cho đến nay chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào khác có nội dung hướng dẫn mới về quy định này. Do đó, các Tòa án vẫn có thể vận dụng hướng dẫn này để giải quyết cho đến khi có hướng dẫn mới của Tòa án nhân dân tối cao.

Công ty Luật TNHH ANP:

- VP Hà Nội: Tầng 5 Tòa N07, Phố Trần Đăng Ninh, P. Dịch Vọng, Q. Cầu Giấy, Hà Nội

- VP Hồ Chí Minh: Tầng 1, Số 232 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 6, Quận 3, TP.HCM

Hotline: 090.360.1234

    Chia sẻ:

Để lại thông tin tư vấn

G