Điều kiện ly hôn đơn phương khi có hành vi bạo lực gia đình
- Luật Hôn nhân gia đình 2014;
- Luật Phòng chống bạo lực gia đình 2007;
- Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình;
- Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP.
Khoản 2 Điều 1 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007 quy định: "Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình".
- Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;
- Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
- Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;
- Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;
- Cưỡng ép quan hệ tình dục;
- Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;
- Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;
- Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;
- Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.
Ly hôn đơn phương hay còn gọi là ly hôn theo yêu cầu của một bên là trường hợp vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn.
Một trong những căn cứ để Tòa án giải quyết việc ly hôn đơn phương là khi vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình khiến hôn nhân rơi vào trầm trọng, mục đích hôn nhân không đạt được theo khoản 1 Điều 56 Luật Hôn nhân và Gia đình.
Khi đó, người có yêu cầu ly hôn phải đưa ra được các bằng chứng chứng minh có xảy ra hành vi bạo lực gia đình như:
- Ảnh chụp, video có chứa nội dung thể hiện hành vi bạo lực gia đình, đặc biệt đối với hành vi gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại tới tính mạng, sức khỏe con người;
- Xác nhận của bệnh viện về việc điều trị chấn thương do bị đánh đập mà có;
- Quyết định xử phạt hành chính hoặc biên bản hòa giải về hành vi bạo lực gia đình;….
Tuy nhiên, đây là những phương pháp thông thường để thu thập chứng cứ chứng minh các hành vi bạo lực gia đình có gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe con người. Đối với các hành vi gây thiệt hại, ảnh hưởng về mặt tinh thần, các biện pháp để thu thập chứng cứ thường khó khăn hơn rất nhiều.
Trong trường hợp đó, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, giải đáp nhanh chóng, chính xác nhất.
---
Công ty Luật TNHH ANP:
VP Hà Nội: Tầng 5 Tòa N07, Trần Đăng Ninh, P. Dịch Vọng, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
VP Hồ Chí Minh: 232 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 6, Quận 3, TP.HCM
SĐT: 0912 772 008
Email: congtyluatanp.hcm@gmail.com