Hướng dẫn thủ tục tố giác và khởi kiện hành vi chiếm đoạt tài sản

HỎI: Xin hỏi tôi cho một người bạn vay tiền không tính lãi suất, thời hạn vay là 6 tháng. Giao dịch vay tài sản được thể hiện qua giấy viết tay. Khi thời hạn vay kết thúc, tôi đã nhắc người bạn trả nợ nhưng anh ấy liên tục viện lý do khó khăn để trì hoãn, không chịu trả nợ. Vậy trường hợp này tôi phải giải quyết như thế nào?

ĐÁP:

Theo thông tin anh cung cấp, anh và bạn mình có xác lập một hợp đồng vay tài sản. Theo đó, anh cho bạn vay tiền và đổi lại bạn anh có trách nhiệm phải hoàn trả đầy đủ, đúng hạn khoản tiền đã vay. Trong trường hợp này, thời hạn vay đã kết thúc nhưng bên vay vẫn không trả lại tài sản đồng nghĩa với việc vi phạm nghĩa vụ hợp đồng.Vì vậy, tùy thuộc vào hoàn cảnh của bên vay, giá trị tài sản vay, tính chất, mức độ của hành vi vi phạm, anh có thể lựa chọn khởi kiện, tố cáo hoặc tố giác tội phạm để xử lý vụ việc.

Trường hợp bên vay không có mục đích chiếm đoạt tài sản, anh có thể khởi kiện vụ án dân sự đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền để yêu cầu trả nợ gốc và lãi trả chậm (nếu có). Nếu vụ việc không có yếu tố nước ngoài, thẩm quyền thụ lý giải quyết vụ án sẽ thuộc về Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn – tức bên vay cư trú.

Điều 189. Hình thức, nội dung đơn khởi kiện

4. Đơn khởi kiện phải có các nội dung chính sau đây:

a) Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;

b) Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;

c) Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người khởi kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).

Trường hợp các bên thỏa thuận địa chỉ để Tòa án liên hệ thì ghi rõ địa chỉ đó;

d) Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có);

đ) Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người bị kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người bị kiện thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người bị kiện;

e) Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).

Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

g) Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm; những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

h) Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có);

i) Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.

5. Kèm theo đơn khởi kiện phải có tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Trường hợp vì lý do khách quan mà người khởi kiện không thể nộp đầy đủ tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện thì họ phải nộp tài liệu, chứng cứ hiện có để chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Người khởi kiện bổ sung hoặc giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ khác theo yêu cầu của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án.

Trường hợp hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm Lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, người có tài sản bị chiếm đoạt có quyền tố giác tội phạm đến cơ quan Công an yêu cầu xử lý hành vi vi phạm pháp luật. Cụ thể khoản 1 Điều 144 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định: “Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền”.

Việc tố giác tội phạm có thể được thực hiện trực tiếp tại Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính, điện thoại hoặc qua phương tiện thông tin khác.

Nếu sau quá trình xác minh, điều tra, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhận định vụ việc có dấu hiệu tội phạm, đề nghị khởi tố vụ án, khởi tố bị can và giải quyết vụ án hình sự theo đúng quy định pháp luật. Bên cạnh việc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người có hành vi chiếm đoạt tài sản còn phải thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bị hại, tức hoàn trả số tiền đã vay và khoản lãi phát sinh nếu có.

Công ty Luật TNHH ANP:

- VP Hà Nội: Tầng 5 Tòa N07, Trần Đăng Ninh, P. Dịch Vọng, Q. Cầu Giấy, Hà Nội

- VP Hồ Chí Minh: Tầng 1 Số 232 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 6, Quận 3, TP.HCM

- Hotline: 0912 772 008

- Email: congtyluatanp.hcm@gmail.com

    Chia sẻ:

Để lại thông tin tư vấn

G