Ly hôn đơn phương có được quyền nuôi con

Khi một người thực hiện ly hôn đơn phương, một trong những vấn đề họ quan tâm đó là quyền nuôi con sau ly hôn sẽ thuộc về ai? Bởi vì con cái là tài sản lớn nhất của bố, mẹ và điều này đúng trong trường hợp trong quá trình ly hôn thuận tình hoặc ly hôn đơn phương thì việc chăm sóc, nuôi dưỡng con cái là vấn đề tranh chấp khó phán quyết nhất

Sau đây, Công ty Luật TNHH ANP sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về quyền nuôi con sau ly hôn.

1. ĐIỀU KIỆN DÀNH QUYỀN NUÔI CON SAU LY HÔN

Tòa án giao quyền trực tiếp nuôi con cho bên đáp ứng đầy đủ các điều kiện đảm bảo được sự phát triển tốt nhất cho trẻ nếu các bên có xảy ra tranh chấp. Bao gồm:

- Điều kiện về kinh tế: người muốn giành quyền nuôi con phải chứng minh được mình có đủ điều kiện vật chất như: nơi ở ổn định, thu nhập, tài sản,…

- Điều kiện về tinh thần: người trực tiếp nuôi con phải đảm bảo mình có đủ thời gian để quan tâm, chăm sóc, nuôi dưỡng con,….

Ngoài ra, các bên cũng có thể chứng minh bên còn lại không đáp ứng được các điều kiện để trực tiếp nuôi con như: thường xuyên có hành vi bạo lực, mắc các bệnh tâm thần, nhân thân không tốt,….

Lưu ý:

Trong một số trường hợp, Tòa án sẽ xem xét thêm một số yếu tố khác. Cụ thể:

- Con dưới 36 tháng tuổi: Tòa án trực tiếp giao cho người mẹ nuôi trừ trường hợp các bên có thỏa thuận và phải phù hợp với lợi ích của con.

- Con từ đủ 07 tuổi trở lên: Ngoài những điều kiện trên, Tòa án sẽ xem xét thêm nguyện vọng của con.

2. TƯ VẤN QUYỀN NUÔI CON SAU LY HÔN

Khi ly hôn đơn phương, bố mẹ có quyền, nghĩa vụ chăm soc, nuôi dưỡng con cái; người không trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chung.

Tuy nhiên, để có quyền trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc con thì người muốn được nuôi con phải đảm bảo và chứng minh mình đáp ứng được mọi điều kiện để đram bảo cho sự phát triển tốt nhất của trẻ so với người còn lại như đã nếu ra ở phần trên.

Bên cạnh đó, các bên có thể cung cấp thêm các chứng cứ chứng minh bên còn lại không đủ điều kiện, khả năng đáp ứng được những điều kiện nuôi con. Ví dụ: thường xuyên có hành vi bạo lực gia đình, đang thực hiện cai nghiện tại nhà, không có thu nhập hoặc có thu nhập những không ổn định,....

Nếu Tòa xét thấy cả bố và mẹ đều không đáp ứng được các điều kiện để đảm bảo sự phát triển của con thì Tòa án sẽ quyết định giao quyền trực tiếp nuôi dưỡng và chăm sóc con cho người giám hộ.

Trong đó, thứ tự ưu tiên của người giám hộ được Tòa án xem xét như sau:

Người giám hộ đương nhiên:

+ Anh ruột là anh cả hoặc chị ruột là chị cả là người giám hộ.

Trong trường hợp người này không đủ điều kiện là người giám hộ thì người con tiếp theo là người giám hộ trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

+ Ông, bà hai bên nội, ngoại là người giám hộ hoặc những người này thỏa thuận cử một hoặc một số người trong số họ là người giám hộ.

+ Cuối cùng là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột hoặc dì ruột là người giám hộ.

Người giám hộ được cử, chỉ định:

+ Trong trường hợp không có người giám hộ đương nhiên thì UBND cấp xã nơi con cư trú có trách nhiệm cử người giám hộ.

+ Trường hợp có tranh chấp giữa những người giám hộ đương nhiên về người giám hộ hoặc tranh chấp về việc cử người giám hộ thì Tòa án chỉ định người giám hộ.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về quyền nuôi con sau ly hôn. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ Hotline: 0912.772.008 để được luật sư tư vấn quyền nuôi con sau ly hôn giải đáp.

Trân trọng cảm ơn!

    Chia sẻ:

Để lại thông tin tư vấn

G