Trường hợp đồng phạm về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản

A nảy sinh ý định lừa đảo chiếm đoạt tiền của B nên đã nhờ C làm hợp đồng, xuất hóa đơn giá trị gia tăng khống và nói cho C biết là dùng hợp đồng này để đi vay tiền của người khác. Vì thân quen nhau nên C đã giúp A xuất khống hợp đồng mua tài sản giũa công ty của C với A có giá trị là 1.600.000.000 đồng và xuất hóa đơn giá trị gia tăng thể hiện A đã trả cho C số tiền 1.000.000.000 đồng, còn thiếu 600.000.000 đồng. A đem hợp đồng và hóa đơn giá trị gia tăng khống này đến lừa dối B là mua tài sản còn thiếu 600.000.000 đồng để B cho vay số tiền 600.000.000 đồng và thế chấp tài sản đã mua này cho B. B tin tưởng vì có hợp đồng và hóa đơn giá trị gia tăng, có đóng dấu mộc của công ty C nên B đưa 600.000.000 đồng cho A, A chiếm đoạt tiêu xài cá nhân hết. Vậy C đồng phạm với A về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản không?

 

- Hành vi làm hợp đồng và hóa đơn giá trị gia tăng khống của C là hành vi "tạo ra điều kiện vật chất" cho A vay được tiền của B, có dấu hiệu đồng phạm theo quy định tại Điều 17 BLHS năm 2015. Tuy nhiên, chỉ xác định C đồng phạm với A khi chứng minh được: mặc dù C biết A sẽ sử dụng hợp đồng và hóa đơn giá trị gia tăng khống để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác nhưng C vẫn làm hợp đồng và hóa đơn giá trị gia tăng khống cho A.

Nếu C chỉ nhận thức việc mình làm là tạo điều kiện cho A thực hiện thủ tục vay tiền và C không biết việc A sẽ sử dụng hợp đồng và hóa đơn giá trị gia tăng khống để gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản của B thì không xác định C đồng phạm với A. Ngoài ra, cần xem xét đầy đủ các tài liệu, chứng cứ khác để xử lý hành vi của C nếu có dấu hiệu của tội phạm khác.

Công ty Luật TNHH ANP:

- VP Hà Nội: Tầng 5 Tòa N07, Phố Trần Đăng Ninh, P. Dịch Vọng, Q. Cầu Giấy, Hà Nội

- VP Hồ Chí Minh: Tầng 1, Số 232 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 6, Quận 3, TP.HCM

- Hotline: 090.360.1234

    Chia sẻ:

Để lại thông tin tư vấn

G