Xác định tội danh “tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”, hay “tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức”
- Điều 341 Bộ luật Hình sự là tội danh ghép của tội “làm giả hoặc sử dụng tài liệu giả”. Hành vi khách quan của các tội này là “làm” hoặc “sử dụng”, cũng như ý thức chủ quan của người đặt mua tài liệu giả đó về nhằm mục đích để sử dụng, giữa người đặt mua và người trực tiếp làm ra tài liệu giả không có mối quan hệ gì, không có thỏa thuận gì trước về việc mỗi người sẽ thực hiện một công đoạn trong việc làm ra tài liệu giả để bán lại cho người khác và mục đích của 02 đối tượng này đều hoàn toàn khác nhau. Một bên làm giả theo yêu cầu để bán lại cho người mua nhằm hưởng lợi, một bên cung cấp thông tin, trả tiền cho người làm để mua tài liệu giả theo đúng yêu cầu của mình về nhằm mục đích sử dụng.
- Theo quy định tại Điều 17 Bộ luật Hình sự thì đồng phạm là trường hợp 02 người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm. Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên thì thấy rằng ý thức chủ quan giữa người trực tiếp làm và người đặt mua là hoàn toàn khác nhau, do đó với các hành vi đặt mua tài liệu giả về sử dụng như trên khi bị phát hiện thì xử lý về tội “Sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức” mới đúng về tội danh và lý luận. Hơn nữa, trước đó vào ngày 27/4/2021, Viện kiểm sát nhân dân tối cao cũng đã có Văn bản số 1648/VKSTC để trả lời thỉnh thị đối với Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Phước, tại mục 2 của Văn bản nêu rõ:“...Trường hợp không xác định được người trực tiếp làm giả mà chỉ sử dụng thì xử lý tội “Sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức...”
Công ty Luật TNHH ANP:
- VP Hà Nội: Tầng 5 Tòa N07, Phố Trần Đăng Ninh, P. Dịch Vọng, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
- VP Hồ Chí Minh: Tầng 1, Số 232 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 6, Quận 3, TP.HCM
- Hotline: 090.360.1234