Tài sản không có người nhận thừa kế xử lý như thế nào?

Điều 622 Bộ luật dân sự 2015 quy định về tài sản không có người nhận thừa kế như sau:

Trường hợp không có người thừa kế theo di chúc, theo pháp luật hoặc có nhưng không được quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản thì tài sản còn lại sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà không có người nhận thừa kế thuộc về Nhà nước.

1. CÁC TRƯỜNG HỢP DI SẢN KHÔNG CÓ NGƯỜI NHẬN THỪA KẾ

Trường hợp người chết để lại di chúc, trong di chúc ghi nhận những người có quyền hưởng di sản thừa kế. Tuy nhiên tại thời điểm mở thừa kế, có thể xảy ra trường hợp di sản không có người thừa kế.

Khi người chết không để lại di chúc hoặc di chúc không hợp pháp thì chia di sản thừa kế không theo di chúc mà được chia theo pháp luật. Khi đó, có thể xảy ra trường hợp di sản không có người thừa kế.

Như vậy, các trường hợp di sản không có người nhận thừa kế có thể là:

- Người thừa kế theo di chúc đã chết;

- Không có ai là người thừa kế theo pháp luật;

- Người thừa kế theo di chúc hoặc người thừa kế theo pháp luật vẫn còn sống nhưng họ từ chối nhận di sản (trừ nếu việc từ chối không nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác)

- Người thừa kế theo di chúc còn sống nhưng thuộc trường hợp người không được quyền hưởng di sản theo Bộ luật dân sự 2015 hoặc thuộc các trường hợp bị truất quyền thừa kế theo quy định của pháp luật về thừa kế;

- Người thừa kế theo pháp luật còn sống nhưng không có quyền hưởng di sản.

2. TÀI SẢN KHÔNG CÓ NGƯỜI NHẬN XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO?

Trường hợp di sản không có người thừa kế như trên thì di sản tạm thời do người quản lý di sản có trách nhiệm quản lý theo quy định tại khoản 2 Điều 616 Bộ luật dân sự 2015, theo đó:

Trường hợp di chúc không chỉ định người quản lý di sản và những người thừa kế chưa cử được người quản lý di sản thì người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản tiếp tục quản lý di sản đó cho đến khi những người thừa kế cử được người quản lý di sản.

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 623 Bộ luật dân sự 2015 thì thời hạn yêu cầu chia di sản thừa kế là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản. Hết thời hạn này mà không có yêu cầu chia di sản nào thì di sản còn lại (sau khi hoàn thành các nghĩa vụ về tài sản của người chết) mà không có người nhận thừa kế thì di sản được xử lý như dưới đây.

  - Di sản đang được chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 Bộ luật dân sự 2015.

  Đây là trường hợp người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu. Như vậy, khi một người dù không có quyền thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc nhưng đã chiếm hữu di sản của người chết thỏa mãn những điều kiện nêu trên thì họ sẽ được pháp luật công nhận quyền sở hữu tài sản.

  - Di sản không có người chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 Bộ luật dân sự 2015. Khi đó, di sản sẽ thuộc về Nhà nước và Nhà nước giao cho các cơ quan quản lý, sử dụng di sản đó.

Quý khách có những thắc mắc cần tư vấn về vấn đề thừa kế, vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH ANP theo Số điện thoại 0912 772 008 để được luật sư tư vấn nhanh chóng, chuyên nghiệp, chính xác nhất.

---

Công ty Luật TNHH ANP:

VP Hà Nội: Phòng 903 Tòa N07, Trần Đăng Ninh, P. Dịch Vọng, Q. Cầu Giấy, Hà Nội

VP Hồ Chí Minh: Phòng 1103 Tòa nhà Indochina, số 4 Nguyễn Đình Chiểu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM

SĐT: 0912 772 008 

Email: congtyluatanp.hcm@gmail.com

Có thể bạn quan tâm:

=>> Thủ tục phân chia di sản thừa kế!

    Chia sẻ:

Để lại thông tin tư vấn

G