Thủ tục làm giấy khai sinh cho con với người đã có gia đình

Câu hỏi: Tôi và vợ có 1 con chung 19 tuổi, nhưng vợ tôi mới chỉ ly thân với chồng cũ mà chưa ly hôn. Vậy tôi có thể thực hiện khai sinh cho con tôi được không?

Xin cảm ơn.

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi tới cho chúng tôi. Đối với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin được trả lời như sau:

1. Căn cứ pháp lý

- Bộ luật Dân sự 2015;

- Luật Hộ tịch 2014;

- Các văn bản pháp luật khác có liên quan.

2. Quyền khai sinh của trẻ

Từ khi sinh ra, mỗi cá nhân đều có quyền được khai sinh. Đây là quyền nhân thân, không bị hạn chế trong bất cứ trường hợp nào.

Theo quy định pháp luật hiện hành, đối với trẻ em sinh ra mà sống được từ 24 giờ trở lên mới chết thì bắt buộc phải thực hiện khai sinh và khai tử. Trường hợp trẻ sinh ra mà không sống quá 24 giờ thì được đăng ký khai sinh và khai tử theo yêu cầu của cha, mẹ đẻ.

Đồng thời, việc không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng giữa hai bên cha, mẹ của trẻ. Tuy nhiên, quyền và nghĩa vụ đối với con cái giống như khi đăng ký kết hôn.

Như vậy, trẻ em có quyền được khai sinh mà không bị phụ thuộc hay hạn chế vì bất cứ hoàn cảnh nào.

3. Thủ tục làm giấy khai sinh cho con với người đã có gia đình

Thủ tục khai sinh cho trẻ có cha hoặc mẹ là người đã có gia đình có sự khác nhau nhất định.

Trường hợp trẻ có cha là người đã có gia đình:

Trong trường hợp này, người mẹ có thể lựa chọn khai sinh cho con có tên cha hoặc không. Trình tự thủ tục cụ thể bạn đọc có thể xem tại đây.

Trường hợp trẻ có mẹ là người đã có gia đình:

Căn cứ Điều 88 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định như sau:

“Điều 88. Xác định cha, mẹ

1. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.

Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.

Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.

2. Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định.”

Theo đó, trẻ được sinh ra trong thời kì hôn nhân được mặc nhiên thừa nhận là con chung của vợ chồng hợp pháp mà không phụ thuộc vào việc đứa trẻ có phải là con ruột của người chồng hay không.

Trong trường hợp người mẹ muốn khai sinh cho con mà không có tên cha hoặc tên người cha khác với người chồng hợp pháp của mình thì cần thực hiện một thủ tục khác để xác định cha cho con.

Theo đó, người chồng hợp pháp có thể thực hiện yêu cầu Tòa án không công nhận quan hệ cha-con hoặc người cha thực sự của trẻ yêu cầu Tòa án công nhận quan hệ cha – con.

Sau khi nhận được bản án của Tòa án, người mẹ có thể lựa chọn thực hiện đăng ký khai sinh cho con bỏ trống tên cha hoặc có tên cha theo trình tự thủ tục như trường hợp ở trên.

Mọi thắc mắc cần giải đáp vui lòng gọi: 0912 772 008 để được luật sư tư vấn miễn phí và nhanh chóng, chính xác nhất.

Thông tin liên hệ công ty Luật TNHH ANP:

VP Hà Nội: Phòng 903 Tòa N07, Trần Đăng Ninh, P. Dịch Vọng, Q. Cầu Giấy, Hà Nội

VP Hồ Chí Minh: Phòng 1103 Tòa nhà Indochina, số 4 Nguyễn Đình Chiểu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM

SĐT: 0912 772 008 - 0912 660 002

Email: congtyluatanp.hcm@gmail.com

*** Tin liên quan: Thủ tục làm giấy khai sinh cho con khi không đăng ký kết hôn

    Chia sẻ:

Để lại thông tin tư vấn

G