Tư vấn thủ tục thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn
Thuận tình ly hôn, đã thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con nhưng sau đó lại đổi ý, đơn phương ly hôn nhưng không giành được quyền nuôi con, hai bên cha mẹ cùng có mong muốn thay đổi người trực tiếp nuôi con… Có rất nhiều lý do để thực hiện thủ tục thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi hai bên đã ly hôn. Tuy nhiên không phải người dân nào cũng có đủ kiến thức pháp luật để biết thủ tục thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn, căn cứ để thay đổi là gì, ai có quyền yêu cầu thay đổi?
Bài viết dưới đây của Công ty Luật TNHH ANP sẽ giải đáp các thắc mắc xoay quanh vấn đề thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.
Khoản 2 Điều 84 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
– Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
– Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Trong bất kỳ trường hợp nào, pháp luật đều đặt lợi ích của trẻ em lên hàng đầu. Việc quyết định quyền nuôi con hay thay đổi người nuôi con đều phải xem xét trên cơ sở đảm bảo quyền lợi của đứa trẻ. Người tiếp nhận quyền nuôi con phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện để chăm sóc, nuôi dưỡng con.
Đối với trường hợp cả hai bên cha mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự. Đối với con từ 07 tuổi trở lên, việc thay đổi người nuôi con còn phải xem xét nguyện vọng của con.
Đối với trường hợp cha mẹ cùng nhất chí thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con thì người có quyền yêu cầu là cha hoặc mẹ.
Đối với trường hợp người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người yêu cầu có thể là một trong các chủ thể sau:
– Người thân thích;
– Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
– Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
– Hội liên hiệp phụ nữ.
Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn có thể do hai bên thỏa thuận (việc dân sự) hoặc do người có quyền yêu cầu khởi kiện (vụ án dân sự).
♦ Thẩm quyền giải quyết:
Căn cứ theo điểm i khoản 2 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, Tòa án nơi một bên vợ hoặc chồng thỏa thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận thỏa thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.
Trong trường hợp người không trực tiếp nuôi con; người thân thích; cơ quan quản lý nhà nước về gia đình; cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em; hội liên hiệp phụ nữ yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn thì Tòa án nơi người đang trực tiếp nuôi con cư trú, làm việc sẽ có thẩm quyền giải quyết.
♦ Hồ sơ yêu cầu:
- Đơn khởi kiện/Đơn yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con;
- Bản án ly hôn;
- Sổ hộ khẩu, CMND hoặc CCCD, hộ chiếu (bản sao);
- Giấy khai sinh của con (bản sao);
- Các tài liệu chứng minh cho yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con là có căn cứ và hợp pháp.
Người có yêu cầu nộp hồ sơ khởi kiện đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền. Trên cơ sở hồ sơ, Tòa án tiến hành giải quyết vụ việc theo quy định pháp luật tố tụng dân sự.
Mối quan hệ hôn nhân – gia đình được tạo dựng trên nền tảng vì vậy những tranh chấp phát sinh từ quan hệ xã hội này đều rất nhạy cảm và tế nhị. Đối với tranh chấp quyền nuôi con, những quyết định của cha mẹ không chỉ tác động đến hai người mà còn ảnh hưởng đến tâm sinh lý, cũng như sự phát triển của con. Thấu hiểu vấn đề khó khăn này của các bậc phụ huynh, Công ty Luật TNHH ANP luôn nỗ lực lắng nghe, hỗ trợ tối đa và tìm kiếm giải pháp phù hợp nhất để giải quyết các vướng mắc cho Quý khách hàng.
---
Công ty Luật TNHH ANP:
VP Hà Nội: Tầng 5 Tòa N07, Trần Đăng Ninh, P. Dịch Vọng, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
VP Hồ Chí Minh: 232 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 6, Quận 3, TP.HCM
SĐT: 0912 772 008
Email: congtyluatanp.hcm@gmail.com