Quy định pháp luật về việc kết hôn trái pháp luật

1. Căn cứ pháp lý

- Luật Hôn nhân gia đình 2014;

- Bộ luật Hình sự 2015;

- Các văn bản pháp luật liên quan khác.

2. Khái niệm về kết hôn trái pháp luật

Kết hôn trái pháp luật được hiểu là việc nam, nữ tuy đã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng một bên hoặc cả hai bên không đáp ứng được yêu cầu về điều kiện kết hôn theo quy định tại Luật hôn nhân và gia đình. Theo đó quan hệ hôn nhân này không được pháp luật công nhận và không có giá trị pháp lý.

3. Các trường hợp kết hôn trái pháp luật

Kết hôn trái pháp luật bao gồm những trường hợp sau:

→ Thứ nhất là, một bên hoặc hai bên chưa đủ tuổi đăng ký hôn với nam là từ đủ 20 tuổi trở lên và với nữ là từ đủ 18 tuổi trở lên.

→ Thứ hai là, việc đăng ký kết hôn không có sự tự nguyện quyết định của cả hai bên.

→ Thứ ba là, một bên hoặc cả hai bên bị mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của BLDS.

→ Thứ tư là, kết hôn giả tạo, tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn.

→ Thứ năm là, người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn với người đang có chồng, có vợ.

→ Thứ sáu là, kết hôn giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.

→ Thứ bảy là, kết hôn giữa những người có cùng giới tính với nhau.

4. Xử lý các trường hợp kết hôn trái pháp luật

Tùy vào mức độ, tính chất và hậu quả của hành vi vi phạm mà các chủ thể vi phạm phải chịu trách nhiệm hành chính hay bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

 - Trường hợp vi phạm về độ tuổi kết hôn:

Đối với trường hợp nói trên, không chỉ người thực hiện kết hôn trái pháp luật mà người thực hiện tổ chức việc kết hôn trên đều có thể bị xử phạt theo Khoản 1 Điều 47 Nghị định 110/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình…. Với mức phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500 ngàn đồng đến 1 triệu đồng.

Trường hợp đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 148 BLHS 2015 về Tội tảo hôn.

Trường hợp người vợ chưa đủ 16 tuổi, người chồng còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với Tội giao cấu với trẻ em theo quy định tại Điều 115 Bộ luật hình sự 2015.

 - Trường hợp vi phạm về sự tự nguyện kết hôn, vi phạm về các quy định cấm:

Các hành vi vi phạm thuộc trường hợp này có thể bị xử phạt hành chính theo Khoản 35 Điều 1 Nghị định 167/2015/NĐ-CP. Mức phạt có thể lên tới 20.000.000 đồng tùy thuộc vào hành vi vi phạm.

Ngoài ra, hành vi này có thể cấu thành tội phạm, bị truy cứu trách nhiệm hình sự với Tội cưỡng ép hoặc cản trở hôn nhân tiến bộ, tự nguyện hoặc Tội vi phạm chế độ một vợ một chồng theo quy định tại Điều 146 và Điều 147 Bộ luật hình sự 2015

 - Trường hợp kết hôn với người bị mất năng lực hành vi dân sự:

Người kết hôn với người bị mất năng lực hành vi dân sự có quyền yêu cầu Tòa án làm thủ tục ly hôn.

Ngoài ra, các chủ thể được quy định tại Điều 10 Luật Hôn nhân gia đình 2014 có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền hủy việc kết hôn trái pháp luật. Khi đó, hai bên kết hôn phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng. Quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con được giải quyết theo quy định về quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con khi ly hôn và quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 16 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về Quy định pháp luật về việc kết hôn trái pháp luật. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và giải đấp nhanh chóng, chính xác nhất.

Công ty Luật TNHH ANP:

VP Hà Nội: Tầng 5 Tòa N07, Trần Đăng Ninh, P. Dịch Vọng, Q. Cầu Giấy, Hà Nội

VP Hồ Chí Minh: 232 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 6, Quận 3, TP.HCM

SĐT: 0912 772 008 

Email: congtyluatanp.hcm@gmail.com

    Chia sẻ:

Để lại thông tin tư vấn

G