Đất tranh chấp có được cấp phép xây dựng hay không?

Theo khoản 24 Điều 3 Luật đất đai 2013, Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. Có thể hiểu "đất đang có tranh chấp" là loại đất mà giữa người sử dụng hợp pháp đất đó với cá nhân khác, với Nhà nước (vấn đề bồi thường đất) hoặc giữa những người sử dụng chung mảnh đất đó với nhau đang có tranh chấp về quyền sử dụng đất, về tài sản gắn liền với đất, về ranh giới, về mục đích sử dụng đất hoặc về quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất..."Đất đang có tranh chấp" cũng có thể hiểu là đất tranh chấp giữa hai cá nhân chưa xác định được ai là người sử dụng đất hợp pháp. Vậy, Đất tranh chấp có được cấp phép xây dựng hay không?

Sau đây, dưới góc độ chuyên môn của Luật sư tại công ty Luật TNHH ANP sẽ giúp bạn đọc làm rõ vấn đề trên.

1. Căn cứ pháp lý.

- Luật Đất đai 2013

- Luật Xây dựng 2014.

- Văn bản pháp luật khác có liên quan.

2. Đất tranh chấp là gì?

Khoản 24, điều 3, Luật đất đai năm 2013 quy định: “Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.”

Theo đó, đất tranh chấp được hiểu là loại đất mà có sự tranh chấp giữa các cá nhân, cơ quan, tổ chức với nhau về các quyền, nghĩa vụ như: tranh chấp về quyền sử dụng đất, tranh chấp về ranh giới giữa hai thửa đất liền kề,….

3. Đất tranh chấp có được xây dựng?

Việc xây dựng nhà ở, các công trình trên đất phải đảm bảo các quy định của Luật Xây dựng và các văn bản khác có liên quan. Hiện nay, việc xây dựng trên đất chỉ cần đúng mục đích sử dụng đất và đáp ứng các điều kiện để được phép xây dựng theo Luật Xây Dựng 2014.

Tuy nhiên, để đảm bảo việc giải quyết tranh chấp chính xác nhất, khi Tòa án đang trong quá trình thụ lý giải quyết, thì các quyền của người sử dụng đất bị hạn chế, trong đó bao gồm cả việc xây dựng nhà ở, công trình tài sản trên đất.

Cụ thể, khi một bên đang có ý định xây dựng nhà ở và các công trình trên đất, bên còn lại có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng “biện pháp khẩn cấp tạm thời” cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp.

"Điều 122. Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp.

Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người đang chiếm hữu hoặc giữ tài sản đang tranh chấp có hành vi tháo gỡ, lắp ghép, xây dựng thêm hoặc có hành vi khác làm thay đổi hiện trạng tài sản đó."

Như vậy, việc xây dựng nhà ở, công trình trên đất tranh chấp là trái pháp luật. Do đó, việc xây dựng trái phép có thể bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả như: Bị lập biên bản vi phạm hành chính dừng thi công xây dựng công trình và bị áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về Đất tranh chấp có được cấp phép xây dựng hay không? Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ tới Hotline: 0912.772.008 để được tư vấn và giải đáp nhanh chóng.

Trân trọng cảm ơn.

Thông tin liên hệ công ty Luật TNHH ANP:

VP Hà Nội: Phòng 903 Tòa N07, Trần Đăng Ninh, P. Dịch Vọng, Q. Cầu Giấy, Hà Nội

VP Hồ Chí Minh: Phòng 1103 Tòa nhà Indochina, số 4 Nguyễn Đình Chiểu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM

SĐT: 0912 772 008

Email: congtyluatanp.hcm@gmail.com

 

    Chia sẻ:

Để lại thông tin tư vấn

G