Tranh chấp về quyền sử dụng đất và quy trình giải quyết

Tranh chấp về quyền sử dụng đất là một trong những tranh chấp phổ biến và đa dạng: tranh chấp ai có quyền sử dụng đất, tranh chấp các giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về hôn nhân gia đình có việc phân chia quyền sử dụng đất của vợ chồng, chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất… Trong khi đó, Bộ luật tố tụng Dân sự lại phân định rất rõ giữa tranh chấp về quyền sử dụng đất và các loại tranh chấp về hợp đồng dân sự, tranh chấp về thừa kế tài sản khi quy định thẩm quyền về vụ việc của Tòa án. Vậy quy trình giải quyết tranh chấp này như thế nào?

Sau đây, dưới góc độ chuyên môn của luật sư của công ty Luật TNHH ANP sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc trên.

1. Căn cứ pháp lý

  • Luật Đất đai 2013;

  • Bộ luật Tố tụng dân sự 2015;

  • Nghị quyết số 02/2006/NQ – HĐTP;

  • Các văn bản pháp luật khác có liên quan.

2. Tranh chấp quyền sử dụng đất

Tranh chấp quyền sử dụng đất được hiểu là tranh chấp giữa các bên về việc ai là người có quyền sử dụng đất hợp pháp đối với thửa đất bị tranh chấp. Trong đó, luôn có một bên là chủ sở hữu hợp pháp đối với tài sản bị tranh chấp.

Một số dạng tranh chấp thường gặp khi tranh chấp về quyền sử dụng đất như: tranh chấp quyền sử dụng đất là di sản thừa kế hoặc tài sản chung trong thời kí hôn nhân, tranh chấp đòi lại đất cho ở nhờ,...

3. Quy trình giải quyết tranh chấp

Việc giải quyết tranh chấp đất đai thực hiện theo quy trình sau:

Bước 1: Hòa giải.

Đối với tranh chấp về quyền sử dụng đất, hòa giải là một trong những quy trình bắt buộc để thực hiện giải quyết tranh chấp.

Nhà nước ưu tiên các bên tự thỏa thuận, trong trường hợp không thể tự thỏa thuận, đương sự phải gửi đơn yêu cầu hòa giải tới UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp.

Kết quả hòa giải được lập thành biên bản và có chữ ký của tất cả các bên tham gia hòa giải.

Bước 2: Khiếu nại hoặc Khởi kiện yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp.

Theo quy định của Luật Đất đai, có các phương thức giải quyết tranh chấp như sau:

Một trong các bên có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì thẩm quyền giải quyết thuộc Tòa án.

Các trường hợp còn lại, đương sự có thể chọn 1 trong 2 cách giải quyết sau:

+ Nộp đơn khiếu nại yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND có thẩm quyền.

+ Khởi kiện tại Tòa án có thẩm .

4. Thủ tục giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất.

Tùy thuộc vào tình huống cụ thể, các bên có quyền lựa chọn phương thức giải quyết phù hợp.

Bạn đọc có thể xem tại đây.

5. Đơn khởi kiện tranh chấp

Để Tòa án thụ lý và giải quyết vụ án, đơn khởi kiện tranh chất đất đai phải đảm bảo những thông tin sau:

- Thời gian, địa điểm làm đơn khởi kiện;

- Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;

- Thông tin của các đương sự: tên, nơi cư trú, nơi làm việc (nếu có).

- Lý do khởi kiện.

- Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.

Trong đó, tại phần lý do làm đơn khởi kiện, người làm đơn cần nêu rõ những quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm; những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết.

- Cuối đơn, người làm đơn cần ký và ghi rõ họ tên.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về Tranh chấp về quyền sử dụng đất và quy trình giải quyết. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ tới Hotline: 0912.772.008 để được tư vấn và giải đáp nhanh chóng.

Trân trọng cảm ơn.

Thông tin liên hệ công ty Luật TNHH ANP:

VP Hà Nội: Phòng 903 Tòa N07, Trần Đăng Ninh, P. Dịch Vọng, Q. Cầu Giấy, Hà Nội

VP Hồ Chí Minh: Phòng 1103 Tòa nhà Indochina, số 4 Nguyễn Đình Chiểu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM

SĐT: 0912 772 008

Email: congtyluatanp.hcm@gmail.com

    Chia sẻ:

Để lại thông tin tư vấn

G