Thủ tục phân chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn

Khi chấm dứt quan hệ hôn nhân vợ và chồng, Tòa án sẽ thực hiện giải quyết các vấn đề về quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng, phân chia tài sản chung và giải quyết quyền nuôi con chung sau ly hôn.

Trong phạm vi bài viết này, Công ty Luật TNHH ANP sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về các vấn đề liên quan tới việc phân chia tài sản ly hôn.

1. Cách phân chia tài sản ly hôn

Thỏa thuận là nguyên tắc cơ bản trong quan hệ luật dân sự. Do đó, khi ly hôn, Tòa án sẽ tôn trọng sự thỏa thuận của các bên. Điều này cũng giúp tiết kiệm thời gian cũng như chi phí thực hiện.

Ngoài việc thỏa thuận phân chia tài tài sản ly hôn, khi các bên không tự thỏa thuận được với nhau, Tòa án sẽ giải quyết việc phân chia tài sản ly hôn theo các nguyên tắc sau:

- Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó. Do đó, khi ly hôn, Tòa án không giải quyết vấn đề về tài sản riêng, trừ pháp luật có quy định khác.

Trong đó, được coi là tài sản riêng trong các trường hợp sau:

+ Tài sản riêng của vợ chồng có được trước khi kết hôn.

+ Tài sản có trong thời kỳ hôn nhân nhưng được chia theo Thỏa thuận về chế độ tài sản vợ chồng được ký kết trước khi kết hôn hoặc Thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân.

+ Tài sản được thừa kế, tặng cho riêng.

+ Tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của mỗi người.

+ Tài sản hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng

+ Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ chồng.

+ Tài sản khác do pháp luật quy định.

- Tài sản chung vợ chồng thông thường được chia đôi. Tuy nhiên, Tòa án cũng sẽ xem xét hoàn cảnh, công sức đóng góp,…. Của các bên để thực hiện phân chia tài sản chung một cách hợp lý.

Lưu ý:

- Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập.

- Việc chia tài sản chung ưu tiên phân chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì thi theo giá trị. Bên nào nhận được hiện vật có giá trị lớn hơn thì phải bù lại phần chênh lệch cho bên còn lại .

- Trường hợp tài sản chung và tài sản riêng bị sáp nhập, trộn lẫn mà có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

2. Phí phân chia tài sản ly hôn

Khi yêu cầu phân chi tài sản ly hôn, ngoài mức án phí là 300.000 đồng, khi có yêu cầu phân chia tài sản, phía nguyên đơn còn phải tạm ứng án phí theo giá ngạch do pháp luật quy định. Cụ thể:

3. Mẫu đơn phân chia tài sản ly hôn

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN KHỞI KIỆN VỤ ÁN LY HÔN

Kính gửi: Tòa án nhân dân quận/huyện……………………….

Người khởi kiện: …………………… Sinh ngày: ……………...

CCCD:……………… Cấp ngày: …………. bởi …………………………..

HKTT: ………………………………………………………………………………

Địa chỉ hiện nay: …………………………………………………………………….

Người bị kiện: …………………… Sinh ngày: ……………...

CCCD:……………… Cấp ngày: …………. bởi …………………………..

HKTT: ………………………………………………………………………………

Địa chỉ hiện nay: …………………………………………………………………….

Đăng ký kết hôn ngày …….. tháng ….. năm………

Nơi đăng kí kết hôn: ………………………………………………………………...

Lý do đề nghị Toà án giải quyết cho ly hôn (1): 

....................................................................................................................................

Về con chung (2):........................................................................................................

Về tài sản chung (3):...............................................................................................

Về nợ chung (4):.....................................................................................................

...................., ngày ...... tháng....... năm ...........

                                                                                                                                                                                               Người làm đơn

 

Danh mục tài liệu kèm theo (nếu có)

Trong đó:

(1) Lý do đề nghị Toà án giải quyết cho ly hôn: Trong phần này, ngừơi làm đơn cần phải đưa ra được căn cứ, bằng chứng cụ thể cho những vấn đề nếu ra. Đó có thể là bằng chứng ngoại tình, bằng chứng về việc bị ngược đãi,…Đây là cơ sở để Toà án xác định người làm đơn có đủ quyền để đề nghị xin ly hôn hay không.Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình thì phần nội dung đơn, nguyên đơn có quyền ghi nhận lại toàn bộ thời gian, quá trình chung sống giữa hai vợ chồng như: Lý do xin ly hôn (Ngoại tình/cờ bạc/bạo hành gia đình….), mâu thuẫn phát sinh do đâu ? Đã ly thân hay chưa ? Hoặc thời gian sống ly thân là từ bao giờ đến bao giờ ….

Ví dụ: Kể từ khi kết hôn đến nay, chúng tôi liên tục phát sinh mẫu thuẫn: Vợ, chồng không thương yêu nhau, quá trình chung sống do bất đồng quan điểm nên không có hạnh phúc. Đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

Tình trạng hôn nhân hiện nay của chúng tôi rất trầm trọng, tôi không thể sống chung với vợ tôi được nữa. Vì vậy, tôi đề nghị Toà án giải quyết cho tôi được ly hôn với anh/chị ……………..

Về con chung: Trước tiên người làm đơn cần phải khai báo về con chung của vợ chồng, thông tin khai báo gồm: Họ tên, năm sinh, số CMTND(nếu đã có), nghề nghiệp. Trường hợp vợ chồng chưa có con chung chỉ cần ghi “Chưa có”.

Sau đó, cần nêu rõ nguyện vọng và đề nghị của mình về việc nuôi con và vấn đề trợ cấp cho con. Trong phần này, vợ chồng có thể thoả thuận trước với nhau, nếu dẫn tới thống nhất ý kiến thì ghi rõ vào đây. Còn nếu không thoả thuận được thì cũng ghi rõ là “không thoả thuận được về quyền nuôi con, trợ cấp nuôi con và đề nghị Toà giải quyết”.

Ví dụ:

Về con chung: Chúng tôi có 01 con chung.

1. Họ và tên: Nguyễn Văn A Sinh ngày: 26/05/2015

Hiện tại cháu A đang ở với tôi. Nguyện vọng của tôi sau ly hôn là được nuôi dưỡng cháu. Tôi không yêu cầu cấp dưỡng nuôi cháu.

Về tài sản: Trong trường hợp vợ chồng tự thoả thuận được với nhau về việc phân chia tài sản thì ghi là: “Tài sản chung, riêng do hai bên tự nguyện thỏa thuận không yêu cầu tòa án phân chia.”

Trường hợp vợ chồng không thể thoả thuận được về việc chia tài sản như thế nào thì cần phải liệt kê toàn bộ số tài sản đang có, giá trị… và đề nghị toà án phân chia theo pháp luật.

Nếu hai vợ chồng không có tài sản chung chỉ cần ghi: Không có tài sản chung.

Ví dụ:

Chúng tôi có chung một ngôi nhà xây dựng trên mảnh đất có địa chỉ tại...........

Do không thỏa thuận được về việc phân chia tài sản trên nên tôi yêu cầu Tòa giải quyết cho chúng tôi về việc phân chia tài sản. Nguyện vọng của tôi là được chia ½ giá trị tài sản vì đây là tài sản chung của hai vợ chồng kể từ khi chúng tôi đăng ký kết hôn.

Về nợ chung: Nếu vợ chồng không có khoản nợ nào chung thì cần ghi: “Không có nợ chung”. Trường hơp vợ chông có một hoặc một vài món nợ chung, cần phải liệt kê chi tiết thông tin về khoản nợ chung.

Ví dụ: Chúng tôi không có khoản vay nợ chung và không đề nghị tòa án giải quyết.

Trên đây là tư vấn thủ tục phân chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn của công ty luật chúng tôi. Mọi thắc mắc và thông tin chi tiết vui lòng liên hệ trực tiếp qua Hotline: 0912.772.008 để Luật sư chuyên môn tại công ty Luật ANP tư vấn và giải đáp thắc mắc. Trân trọng cảm ơn!

---

Công ty Luật TNHH ANP:

- VP Hà Nội: Tầng 5 Tòa N07, Trần Đăng Ninh, P. Dịch Vọng, Q. Cầu Giấy, Hà Nội

- VP Hồ Chí Minh: Tầng 1, số 232 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 6, Quận 3, TP.HCM

- Hotline: 0912 772 008 

- Email: congtyluatanp.hcm@gmail.com

    Chia sẻ:

Để lại thông tin tư vấn

G