Tranh chấp nuôi con khi không đăng ký kết hôn

Hiện nay, thay vì đăng ký kết hôn thì nhiều người cho rằng chỉ cần sống chung với nhau như vợ chồng là đủ. Tuy nhiên, việc này có thể dẫn tới nhiều hệ lụy, mà một tronng số đó là việc tranh chấp quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn.

Sau đây, luật sư chuyên môn tại công ty Luật TNHH ANP tư vấn tranh chấp nuôi con sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề trên.

1. Căn cứ pháp luật

- Luật Hôn nhân và gia đình 2014

2. Quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn

Do không thực hiện đăng ký kết hôn, nên việc nam nữ sống chồng như vợ chồng không được pháp luật công nhận. Tức là về mặt pháp lý, 02 người vẫn là độc thân và không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng.

Tuy nhiên, quan hệ cha mẹ - con lại bị ràng buộc bởi huyết thống mà không phụ thuộc việc cha mẹ đã đăng ký kết hôn hay chưa. Do đó, quyền, nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái vẫn được xác lập và được pháp luật công nhận và bảo vệ giống như quyền, nghĩa vụ của cha mẹ đối với con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân khi có đầy đủ cơ sở.

Như vậy, cha mẹ đều có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng con cái. Trong trường hợp các bên không chung sống với nhau nữa thì việc quyết định ai nuôi con dựa vào nguyên tắc thỏa thuận.

Trong trường hợp có tranh chấp xảy ra, Tòa án sẽ quyết định dựa trên điều kiện vật chất và tinh thần của mỗi người để đảm bảo sự phát triển tốt nhất của trẻ.

Trong một số trường hợp, Tòa án sẽ xem xét thêm một số yếu tố khác. Cụ thể:

- Con dưới 36 tháng tuổi: Tòa án trực tiếp giao cho người mẹ nuôi trừ trường hợp các bên có thỏa thuận và phải phù hợp với lợi ích của con.

- Con từ đủ 07 tuổi trở lên: Ngoài những điều kiện trên, Tòa án sẽ xem xét thêm nguyện vọng của con.

3. Thủ tục giành quyền nuôi con

Bước 1: Nộp hồ sơ khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp về quyền nuôi con khi không đăng kí kết hôn tại TAND quận/huyện nơi bị đơn đang cư trú, làm việc.

Trong đó, hồ sơ gồm:

- 01 Đơn khởi kiện;

- 01 Bản sao CMND, sổ hộ khẩu của người khởi kiện.

- 01 Bản sao Giấy khai sinh của con;

- Các giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ cha, mẹ - con;

- Các giấy tờ, tài liệu chứng minh các điều kiện về vật chất, tinh thần của bản thân là phù hợp nhất với sự phát triển toàn diện của trẻ và tài liệu bác bỏ các điều kiện của phía còn lại (nếu có).

Bước 2: Sau khi nhận đơn khởi kiện cùng hồ sơ hợp lệ Tòa án sẽ ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí.

Đối với tranh chấp về quyền nuôi con mà không chia tài sản chung trong thời gian sống chung như vợ chồng thì án phí cấp sơ thẩm là 300.000 đồng.

Bước 3: Nguyên đơn nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại Chi cục thi hành án quận/huyện và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án;

Bước 4: Tòa án thụ lý vụ án, tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục chung và ra Bản án hoặc quyết định giải quyết vụ án.

Thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án ly hôn đơn phương 04 tháng kể từ ngày thụ lý. Trong trường hợp vụ án phức tạp hoặc có trở ngại khách quan thì được gia hạn thêm nhưng tối đa không vượt quá 02 tháng.

Ngoài ra, khi xảy ra tranh chấp về quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn, để được bảo vệ quyền và lợi ích tốt nhất, bạn đọc có thể liên hệ qua Hotline: 0912.772.008 để được luật sư tư vấn quyền nuôi con giải đáp thắc mắc và hỗ trợ.

---

Công ty Luật TNHH ANP:

- VP Hà Nội: Tầng 5 Tòa N07, Trần Đăng Ninh, P. Dịch Vọng, Q. Cầu Giấy, Hà Nội

- VP Hồ Chí Minh: Tầng 1, số 232 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 6, Quận 3, TP.HCM

- Hotline: 0912 772 008

- Email: congtyluatanp.hcm@gmail.com

    Chia sẻ:

Để lại thông tin tư vấn

G