Bên mua bảo hiểm có ý cung cấp thông tin không trung thực để giao kết hợp đồng bảo hiểm thì xử lý như thế nào?

 

Trường hợp bên mua bảo hiểm có ý cung cấp thông tin không trung thực để giao kết hợp đồng bảo hiểm và hưởng chế độ bảo hiểm thì bị coi là trường hợp hợp đồng bảo hiểm vô hiệu do có hành vi lừa dối khi giao kết hợp đồng bảo hiểm theo điểm d khoản 1 Điều 22 Luật kinh doanh bảo hiểm hay là trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo điểm a khoản 2 Điều 19 Luật kinh doanh bảo hiểm?

 

Bên mua bảo hiểm cố ý cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm để được trả tiền bảo hiểm thì hợp đồng bảo hiểm vô hiệu không?

- Căn cứ theo Khoản 2 Điều 22 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định trách nhiệm và hậu quả pháp lý do vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin như sau:

"Điều 22. Trách nhiệm và hậu quả pháp lý do vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin

...

2. Trường hợp bên mua bảo hiểm cố ý cung cấp không đầy đủ thông tin hoặc cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm để được bồi thường, trả tiền bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài có quyền hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài không phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm và phải hoàn lại phí bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm sau khi trừ đi các chi phí hợp lý (nếu có) theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Bên mua bảo hiểm phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài (nếu có).

..."

Theo đó, khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm cố ý cung cấp không đầy đủ thông tin thì doanh nghiệp bảo hiểm để được bồi thường, trả tiền bảo hiểm có quyền hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm. Đồng thời nếu có thiệt hại thì bên mua bảo hiểm phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho doanh nghiệp bảo hiểm.

- Đồng thời, theo điểm h khoản 1 Điều 22 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2022 thì một trong các trường hợp hợp đồng bảo hiểm vô hiệu:

"Điều 25. Hợp đồng bảo hiểm vô hiệu

1. Hợp đồng bảo hiểm vô hiệu trong trường hợp sau đây:

...

h) Hợp đồng bảo hiểm được giao kết do bị lừa dối, trừ trường hợp quy định tại Điều 22 của Luật này;"

Bên mua bảo hiểm cố ý cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm để được trả tiền bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm không?

- Căn cứ theo khoản 2 Điều 19 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2022 quy định:

"2. Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm và thu phí bảo hiểm đến thời điểm đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm khi bên mua bảo hiểm có một trong những hành vi sau đây:

a) Cố ý cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm để được trả tiền bảo hiểm hoặc được bồi thường".

- Như vậy, trường hợp bên mua bảo hiểm cố ý cung cấp thông tin không trung thực để giao kết hợp đồng bảo hiểm và hưởng chế độ bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm và thu phí bảo hiểm đến thời điểm đình chỉ thực hiện hợp đồng. Việc giải quyết hậu quả của việc đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm được thực hiện theo các thỏa thuận của hợp đồng phù hợp với quy định của pháp luật.

 

- Đồng thời, Điều 127 Bộ luật Dân sự quy định: "Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó". 

=> Như vậy, hành vi cố ý cung cấp thông tin không trung thực của bên mua bảo hiểm có thể bị coi là hành vi lừa dối dẫn đến hợp đồng bảo hiểm vô hiệu.

Do đó, khi thụ lý, giải quyết vụ án tranh chấp kinh doanh bảo hiểm do có hành vi lừa dối Tòa án cần lưu ý: Trường hợp, doanh nghiệp bảo hiểm đơn phương chấm dứt hợp đồng bảo hiểm do bên mua bảo hiểm có hành vi cố ý cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm để được trả tiền bảo hiểm hoặc được bồi thường thì Tòa án cần căn cứ tài liệu, chứng cứ, quá trình tranh tụng (trong đó chú ý thỏa thuận của các bên tại hợp đồng bảo hiểm) để xác định nếu doanh nghiệp bảo hiểm đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng đúng pháp luật thì không tuyên hợp đồng bảo hiểm vô hiệu theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 22 Luật kinh doanh bảo hiểm mà tuyên đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 19 Luật kinh doanh bảo hiểm, Điều 422 (Chấm dứt Hợp đồng) và Điều 428 Bộ luật Dân sự (Đơn phương chấm dứt hợp đồng).

Để biết thêm thông tin chi tiết, liên hệ Luật sư để được tư vấn, giải quyết vấn đề pháp lý. Hotline 090.360.1234

    Chia sẻ:

Để lại thông tin tư vấn

G