Tranh chấp lao động tập thể
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể
VBQPPL:
- BLLĐ (Điều 191)
- BLTTDS (khoản 2 Điều 32, điểm c khoản 1 Điều 35, Điều 36)
· Tranh chấp lao động tập thể về quyền do TAND khu vực giải quyết
1. Trình tự giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền
VBQPPL:
- BLLĐ (các điều 191, 192, 193, 194)
- BLTTDS (các điều từ Điều 362 đến Điều 375 và Chương XXXI)
· Thẩm phán phải xem xét tranh chấp lao động tập thể về quyền trước khi yêu cầu Tòa án giải quyết đã tuân theo đúng trình tự mà pháp luật quy định chưa.
· HGV lao động tiến hành hòa giải theo quy định tại khoản 2, 3, 4, 5 Điều 188 BLLĐ.
· Các bên có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết khi:
- Hết thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày HGV lao động nhận được yêu cầu từ bên yêu cầu giải quyết tranh chấp hoặc từ cơ quan chuyên môn về lao động thuộc UBND mà HGV lao động không tiến hành hòa giải hoặc trường hợp hòa giải không thành theo quy định tại khoản 4 Điều 188 BLLĐ thì các bên tranh chấp có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp (khoản 2 Điều 192 BLLĐ);
- Đã hết thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày Hội đồng trọng tài lao động nhận được yêu cầu giải quyết tranh chấp của một trong các bên do HGV không tiến hành hòa giải hoặc hòa giải không thành, mà Ban trọng tài lao động không được thành lập hoặc hết hạn 30 ngày kể từ ngày Ban trọng tài lao động được thành lập, Ban trọng tài lao động không ra quyết định giải quyết tranh chấp thì các bên có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết (khoản 5 Điều 193 BLLĐ);
- Một trong các bên không thi hành quyết định giải quyết tranh chấp của Ban trọng tài lao động (khoản 6 Điều 193 BLLĐ).
· Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền tại Tòa án được thực hiện theo quy định của BLTTDS:
- Trước tiên, Thẩm phán cần phải căn cứ Biên bản hòa giải không thành (nếu đã qua hòa giải) và quyết định giải quyết tranh chấp của Ban trọng tài lao động (nếu yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết) để xác định nguyên nhân mâu thuẫn dẫn đến việc hòa giải không thành giữa NLĐ và NSDLĐ và lý do tập thể lao động chưa thỏa mãn với giải quyết của Ban trọng tài lao động, lý do NLĐ không chấp nhận hoặc lý do để NSDLĐ không đáp ứng các yêu cầu của tập thể NLĐ;
- Thẩm phán cần xem xét những yêu cầu của tập thể NLĐ mà pháp luật lao động đã quy định đối với NLĐ trong BLLĐ và các văn bản pháp luật về lao động khác;
- Căn cứ vào nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể đã được đăng ký và các quy chế, thỏa thuận hợp pháp khác để xem xét giữa các yêu cầu của tập thể lao động với những gì mà NSDLĐ chưa thực hiện để bảo vệ các quyền cho tập thể NLĐ;
- NSDLĐ đã giải quyết các quyền của tập thể lao động đến đâu so với yêu cầu của tập thể NLĐ; quan điểm của NSDLĐ và yêu cầu cụ thể của tập thể NLĐ.
· Thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền là 01 năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi vi phạm mà bên tranh chấp cho rằng quyền hợp pháp của mình bị vi phạm.
2. Thẩm quyền và thủ tục giải quyết đình công tại Tòa án
VBQPPL:
- BLLĐ (Điều 188, Điều 198, điểm b khoản 2 và điểm c khoản 3 Điều 203)
- BLTTDS (Điều 31, khoản 2 Điều 33, điểm d khoản 2 Điều 35, Chương XXXI)
· NLĐ có quyền và tiến hành các thủ tục đình công khi tổ chức đại diện NLĐ là bên tranh chấp lao động tập thể về lợi ích đã tiến hành thủ tục lấy ý kiến về đình công, quyết định đình công và thông báo thời điểm bắt đầu đình công theo quy định của BLLĐ sau khi:
- Hòa giải không thành hoặc hết thời hạn hòa giải quy định tại khoản 2 Điều 188 BLLĐ mà HGV lao động không tiến hành hòa giải;
- Ban trọng tài lao động không được thành lập hoặc thành lập nhưng không ra quyết định giải quyết tranh chấp hoặc NSDLĐ là bên tranh chấp không thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp của Ban trọng tài lao động.
· Trong quá trình đình công hoặc trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt đình công, NSDLĐ, tổ chức đại diện tập thể lao động có quyền yêu cầu Tòa án xét tính hợp pháp của cuộc đình công.
· TAND cấp tỉnh nơi xảy ra đình công có thẩm quyền xét tính hợp pháp của cuộc đình công (khoản 1 Điều 405 BLTTDS).
· Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày TAND cấp cao nhận được hồ sơ vụ việc, Hội đồng phúc thẩm phải tiến hành xét kháng cáo, kháng nghị đối với quyết định về tính hợp pháp của cuộc đình công.
· Trình tự, thủ tục xét kháng cáo, kháng nghị thực hiện theo quy định tại Điều 373, 374, 375 BLTTDS.
· Quyết định của Hội đồng phúc thẩm xét tính hợp pháp của cuộc đình công của TAND cấp cao là quyết định cuối cùng.
2.1. Trình tự, thủ tục xét tính hợp pháp của cuộc đình công
VBQPPL:
- BLLĐ (Điều 198)
- BLTTDS (Điều 31, khoản 2 Điều 33, điểm d khoản 2 Điều 35, Chương XXXI)
· Sau khi được Chánh án TAND cấp tỉnh phân công chủ trì giải quyết đơn yêu cầu, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn yêu cầu, Thẩm phán được phân công chủ trì phải ra một trong các quyết định sau:
- Quyết định mở phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công;
- Quyết định đình chỉ việc xét tính hợp pháp của cuộc đình công;
Quyết định mở phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công hoặc Quyết định đình chỉ việc xét tính hợp pháp của cuộc đình công phải được gửi ngay cho tổ chức đại diện tập thể lao động, NSDLĐ, VKS cùng cấp và cơ quan, tổ chức liên quan.
· Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định mở phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công, Hội đồng xét tính hợp pháp của cuộc đình công phải mở phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công.
· Thành phần Hội đồng xét tính hợp pháp của cuộc đình công gồm 03 Thẩm phán; Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên VKS cùng cấp; Đại diện tổ chức, đại diện tập thể NLĐ và NSDLĐ; đại diện cơ quan, tổ chức theo yêu cầu của Tòa án.
· Phiên họp được tiến hành theo thủ tục:
- Thẩm phán chủ trì phiên họp công bố quyết định mở phiên họp, trình bày quá trình chuẩn bị và tiến hành cuộc đình công, tóm tắt nội dung đơn yêu cầu;
- Đại diện hai bên trình bày ý kiến;
- Chủ trì phiên họp có thể yêu cầu đại diện cơ quan, tổ chức tham gia phiên họp trình bày ý kiến;
- Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của VKS;
- Hội đồng thảo luận và quyết định theo đa số:
+ Quyết định của Tòa án về tính hợp pháp của cuộc đình công phải nêu rõ lý do, căn cứ để kết luận và tuyên rõ cuộc đình công hợp pháp hoặc không hợp pháp;
+ Quyết định của Tòa án về tính hợp pháp của cuộc đình công phải được công bố công khai tại phiên họp, có hiệu lực thi hành ngay và phải được gửi ngay cho tổ chức đại diện tập thể lao động và NSDLĐ, VKS cùng cấp;
+ Tập thể lao động, NSDLĐ có trách nhiệm thi hành quyết định của Tòa án nhưng có quyền kháng cáo; VKS có quyền kháng nghị quyết định;
+ Nếu cuộc đình công là bất hợp pháp thì sau khi có quyết định của Tòa án về tính hợp pháp của cuộc đình công, NLĐ đang tham gia đình công phải ngừng ngay đình công và trở lại làm việc.
2.2. Những vấn đề cần lưu ý khi xem xét giải quyết về đình công
Khi thụ lý đơn yêu cầu, cần xem xét đơn yêu cầu có đầy đủ các nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều 403 BLTTDS không. Chú ý một số nội dung sau:
· Theo khoản 2 Điều 403 BLTTDS thì trong đơn nộp cho Tòa án yêu cầu xét tính hợp pháp của cuộc đình công, cần phải có một số nội dung chính sau:
- Những nội dung quy định tại khoản 2 Điều 362 BLTTDS;
- Tên, địa chỉ của tổ chức lãnh đạo cuộc đình công;
- Tên, địa chỉ của NSDLĐ nơi tập thể lao động đình công;
- Kèm theo đơn yêu cầu, người yêu cầu phải gửi bản sao quyết định đình công, quyết định hoặc biên bản hòa giải của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp lao động tập thể, tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc xét tính hợp pháp của cuộc đình công.
· Nếu thiếu một trong các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 403 BLTTDS thì Tòa án không thụ lý và trả lại đơn cho bên yêu cầu.
· Thủ tục gửi, nhận đơn, nghĩa vụ cung cấp tài liệu, chứng cứ tại Tòa án phải tuân theo quy định của BLTTDS.
· Hoãn phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công theo quy định tại Điều 233 BLTTDS. Thời hạn hoãn phiên họp không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định hoãn phiên họp.
· Tòa án đình chỉ việc xét tính hợp pháp của cuộc đình công khi:
- Người yêu cầu rút đơn yêu cầu;
- Các bên đã thoả thuận được với nhau về giải quyết cuộc đình công và có đơn yêu cầu Tòa án không giải quyết;
- Người yêu cầu đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt, trừ trường hợp do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan.
· Việc kháng cáo, kháng nghị thực hiện theo quy định tại Điều 371, Điều 372 BLTTDS.
2.3. Trình tự, thủ tục giải quyết kháng cáo, kháng nghị quyết định về tính hợp pháp của cuộc đình công
· Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày Tòa án ra quyết định (đối với trường hợp người yêu cầu có mặt tại phiên họp) hay kể từ ngày nhận được quyết định hoặc quyết định được thông báo, niêm yết (đối với trường hợp người yêu cầu vắng mặt tại phiên họp) hai bên có quyền gửi đơn kháng cáo lên TAND cấp cao thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.
· Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày Tòa án ra quyết định, VKS cùng cấp có quyền kháng nghị quyết định; VKS cấp trên có quyền kháng nghị quyết định trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày Tòa án ra quyết định.
· TAND cấp cao có thẩm quyền giải quyết kháng cáo, kháng nghị đối với quyết định của TAND cấp tỉnh về tính hợp pháp của cuộc đình công.
· Sau khi nhận đơn kháng cáo, quyết định kháng nghị đối với quyết định về tính hợp pháp của cuộc đình công, TAND cấp cao phải có văn bản yêu cầu Tòa án đã xét tính hợp pháp của cuộc đình công chuyển hồ sơ vụ việc để xem xét, giải quyết.
· Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu, Tòa án đã ra quyết định về tính hợp pháp của cuộc đình công phải chuyển hồ sơ vụ việc cho TAND cấp cao để xem xét, giải quyết.
· Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ việc, Chánh án TAND cấp cao quyết định thành lập Hội đồng phúc thẩm xét tính hợp pháp của cuộc đình công và phân công một Thẩm phán chủ trì việc nghiên cứu hồ sơ.
Công ty Luật TNHH ANP:
- VP Hà Nội: Tầng 5 Tòa N07, Phố Trần Đăng Ninh, P. Dịch Vọng, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
- VP Hồ Chí Minh: Tầng 1, Số 232 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 6, Quận 3, TP.HCM
- Hotline: 090.360.1234