Cháu ngoại có được hưởng di sản thừa kế do ông, bà để lại không?

1. Thừa kế theo di chúc

Di chúc là sự thể hiện ý chí cá nhân nhằm định đoạt tài sản của mình sau khi chết. Theo đó, người để lại di sản có quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản của mình cho bất kì ai mà không có hạn chế nào.

Do đó, trong trường hợp di chúc là hợp pháp và ông bà để lại di sản thừa kế cho cháu ngoại thì người cháu đó hoàn toàn có quyền được hưởng phần di sản thừa kế đó.

2. Thừa kế theo pháp luật

Khi người chết không để lại di chúc hoặc di chúc không hợp pháp thì di sản thừa kế sẽ được chia theo pháp luật.

Thứ tự chia thừa kế ưu tiên như sau:

  • Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
  • Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
  • Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Do cháu ngoại thuộc hàng thừa kế thứ hai, vì vậy, cháu ngoại có thể nhận di sản thừa kế trong trường hợp hàng thừa kế thứ nhất không còn ai, từ chối hoặc không có quyền được hưởng di sản.

Ngoài ra, trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống theo quy định tại Điều 652 Bộ luật dân sự năm 2015.

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn nhanh chóng và chính xác nhất.

---

Công ty Luật TNHH ANP:

VP Hà Nội: Tầng 5 Tòa N07, Trần Đăng Ninh, P. Dịch Vọng, Q. Cầu Giấy, Hà Nội

VP Hồ Chí Minh: 232 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 6, Quận 3, TP.HCM

SĐT: 0912 772 008

Email: congtyluatanp.hcm@gmail.com

    Chia sẻ:

Để lại thông tin tư vấn

G