Thủ tục nhận thừa kế di chúc

Sau thời điểm mở thừa kế, người thừa kế có quyền nhận hoặc từ chối nhận di sản thừa kế.

Sau đây, Công ty Luật TNHH ANP sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về thủ tục nhận thừa kế di chúc.

1. Căn cứ pháp lý

- Bộ luật Dân sự 2015;

- Luật Công chứng 2014;

- Nghị định 29/2015/ NĐ-CP hướng dẫn Luật Công chứng.

2. Điều kiện nhận thừa kế

Theo quy định pháp luật, để được nhận thừa kế di sản do bố mẹ để lại thì người thừa kế phải đảm bảo các điều kiện:

- Người thừa kế phải tồn tại tại thời điểm mở thừa kế. Đối với cá nhân sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết.

- Không thuộc các trường hợp không được hưởng di sản thừa kế, bao gồm:

 + Người bị kết án do có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm một cách nghiêm trọng đối với người để lại di sản;

 + Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;

 + Người bị kết án do có hành vi cố ý xâm phạm tính mạng các đồng thừa kế nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;

 + Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

Tuy nhiên, những người này vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.

– Không thuộc trường hợp bị truất quyền hưởng di sản, trừ người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc.

3. Tư vấn thừa kế di chúc

Đối với việc nhận thừa kế theo di chúc, ngoài việc cần đảm bảo các điều kiện của người thừa kế để được nhận di sản, bên cạnh đó còn cần chú ý di chúc có hợp pháp hay không. Nếu không hợp pháp, di sản thừa kế sẽ vô hiệu một phần hoặc vô hiệu toàn bộ và được phân chia theo quy định của pháp luật nếu các bên không có thỏa thuận khác.

Điều kiện để di chúc hợp pháp bao gồm:

- Về chủ thể lập di chúc:

Người lập di chúc phải có năng lực pháp luật dân sự về việc lập di chúc. Đồng thời, khi lập di chúc, người đó phải minh mẫn, sáng suốt; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép.

- Về nội dung của di chúc:

Không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

- Về hình thức di chúc:

Phải đảm bảo các điều kiện về hình thức của di chúc theo quy định pháp luật.

4. Tư vấn thủ tục nhận thừa kế

Để có thể hoàn tất việc chuyển giao quyền sở hữu từ người đã chết cho người nhận di sản, người nhận di sản phải thực hiện thủ tục nhận thừa kế, hay còn gọi là khai nhận di sản thừa kế.

Đối với các trường hợp đặc biệt, người thừa kế còn phải thực hiện thêm các thủ tục khác. Ví dụ: đối với di sản thừa kế là quyền sử dụng đất, người thừa có phải thực hiện đăng ký biến động đất đai tại Văn phòng đăng ký đất đai.

Nhìn chung, trình tự thủ tục nhận thừa kế di chúc hoặc thừa kế theo pháp luật khá tương tự nhau. Cụ thể:

Bước 1: Người đến khai nhận di sản nộp 01 hồ sơ cho Công chứng viên

Hồ sơ nhận thừa kế gồm các giấy tờ nhằm chứng minh mối quan hệ của người khai nhận di sản và người đã mất, cùng với các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản. Cụ thể:

– Chứng minh nhân dân/ căn cước công dân, sổ hộ khẩu, giấy khai sinh của những người thừa kế, người được ủy quyền thực hiện khai nhận di sản;

– Văn bản khai nhận di sản của người khai nhận ( thường có văn bản mẫu do Phòng công chứng, văn phòng công chứng soạn trước),

– Giấy chứng tử của người để lại di sản thừa kế,

– 01 bản sơ yếu lý lịch của một trong những người khai nhận di sản thừa kế (đã có xác nhận của UBND phường, xã hoặc cơ quan có thẩm quyền),

– Giấy tờ về di sản thừa kế như: Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;…,

– Di chúc đối với hồ sơ nhận thừa kế theo di chúc;

– Giấy uỷ quyền, giấy nhường di sản thừa kế, giấy từ chối di sản thừa kế (nếu có).

Bước 2: Tiến hành công chứng Văn bản khai nhận di sản

Sau khi hồ sơ, Công chứng viên sẽ tiến hành xem xét, kiểm tra hồ sơ.

Công chứng viên có trách nhiệm hướng dẫn, yêu cầu bổ sung để người khai nhận hoàn thiện hồ sơ. Nếu xét thấy hồ sơ không có cơ sở để tiếp nhận, giải quyết, Công chứng viên giải thích lý do và từ chối tiếp nhận hồ sơ.

Trong trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, Công chứng viên tiếp nhận, thụ lý và ghi vào sổ công chứng.

Bước 3: Thực hiện niêm yết công khai theo quy định pháp luật

Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Công chứng viên có trách nhiệm thông báo để niêm yết tại UBND xã, phường, thị trấn nơi người để lại di sản thường trú cuối cùng.

Thời gian niêm yết là thời gian 15 ngày. Đối với các tài sản có giá trị lớn, thời gian niêm yết là 30 ngày.

Việc này nhằm thông báo tới những người có quyền và lợi ích liên quan được biết và xử lí những vấn đề phát sinh một cách kịp thời.

Lưu ý: Trong trường hợp di sản bao gồm có bất động sản thì phải niêm yết tại UBND nơi người để lại di sản thường trú và nơi có bất động sản đó.

Bước 4: Xác lập văn bản khai nhận thừa kế

Sau thời gian niêm yết, nếu không có khiếu nại, khiếu kiện thì người thừa kế ký vào văn bản khai nhận di sản nếu đồng ý, sau đó Công chứng viên ký xác nhận.

Bước 5: Người khai nhận di sản nộp lệ phí công chứng theo quy định của Văn phòng công chứng và Phòng công chứng địa phương.

Sau khi hoàn thành tất cả các thủ tục trên đây, quyền sở hữu di sản đã được chuyển giao từ người đã mất sang người thừa kế.

Trên đây là tư vấn của luật sư tư vấn thừa kế di chúc về điều kiện, thủ tục nhận thừa kế di chúc. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ tới Hotline: 0912.772.008 để được tư vấn và giải đáp nhanh chóng.

---

Thông tin liên hệ công ty Luật TNHH ANP:

VP Hà Nội: Tầng 5 Tòa N07, Trần Đăng Ninh, P. Dịch Vọng, Q. Cầu Giấy, Hà Nội

VP Hồ Chí Minh: 232 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 6, Quận 3, TP.HCM

Hotline: 0912 772 008 

Email: congtyluatanp.hcm@gmail.com

=>> Thủ tục phân chia tài sản thừa kế theo pháp luật

    Chia sẻ:

Để lại thông tin tư vấn

G