Tranh chấp thừa kế khi không có di chúc từ bố mẹ giải quyết ra sao
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.
Trên thực tế, có nhiều nguyên nhân khiến người có di sản qua đời mà không để lại di chúc, hoặc có để lại nhưng di chúc bị thất lạc, hư hại theo Điều 642 Bộ Luật dân sự năm 2015. Theo đó, kể từ thời điểm mở thừa kế, nếu bản di chúc bị thất lạc hoặc bị hư hại đến mức không thể hiện được đầy đủ ý chí của người lập di chúc và cũng không có bằng chứng nào chứng minh được ý nguyện đích thực của người lập di chúc thì coi như không có di chúc và áp dụng các quy định về thừa kế theo pháp luật.
Trường hợp di sản chưa chia mà tìm thấy di chúc thì di sản được chia theo di chúc. Trong thời hiệu yêu cầu chia di sản, trường hợp di sản đã chia mà tìm thấy di chúc thì phải chia lại theo di chúc nếu người thừa kế theo di chúc yêu cầu.
- Tranh chấp về chia di sản thừa kế: Loại tranh chấp này phát sinh từ yêu cầu chia di sản thừa kế của các đương sự trong vụ án thừa kế.
- Tranh chấp về xác nhận quyền thừa kế: Tranh chấp này phát sinh từ yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của một hoặc một số người.
- Tranh chấp về bác bỏ quyền thừa kế: Tranh chấp này phát sinh từ yêu cầu bác bỏ quyền thừa kế của đương sự.
- Tranh chấp về buộc người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại, thanh toán các khoản chi từ di sản.
Căn cứ khoản 1 Điều 623 Bộ luật dân sự năm 2015: Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó.
- Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện:
Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có di sản là bất động sản có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về thừa kế. Trường hợp di sản thừa kế không phải là bất động sản thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết là tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc hoặc theo sự lựa chọn của nguyên đơn.
- Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh:
Tòa án nhân dân cấp tỉnh giải quyết các tranh chấp về thừa kế có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.
Tòa án nhân dân cấp tỉnh giải quyết những tranh chấp thừa kế thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh tự mình lấy lên để giải quyết khi xét thấy cần thiết hoặc theo đề nghị của Tòa án nhân dân cấp huyện.
- Đơn khởi kiện;
- Các giấy tờ về quan hệ giữa người khởi kiện và người để lại tài sản: Giấy khai sinh, Chứng minh thư nhân dân, giấy chứng nhận kết hôn, sổ hộ khẩu, giấy giao nhận nuôi con nuôi để xác định diện và hàng thừa kế;
- Giấy chứng tử hoặc bản án tuyên bố một người là đã chết đối với người để lại di sản thừa kế;
- Bản kê khai các di sản;
- Các giấy tờ, tài liệu chứng minh sở hữu của người để lại di sản và nguồn gốc di sản của người để lại di sản;
- Biên bản hòa giải của UBND cấp xã;
- Bản sao giấy khai sinh hoặc giấy tờ, tài liệu khác chứng minh về quyền được hưởng di sản thừa kế người làm đơn;
- Giấy tờ tài liệu khác liên quan tới nội dung tranh chấp.
Bước 1: Tiếp nhận đơn, hồ sơ khởi kiện
Người khởi kiện thực hiện chuẩn bị hồ sơ và nộp tới Tòa án có thẩm quyền để được giải quyết. Trong trường hợp từ chối tiếp nhận, thì thông báo tới người khởi kiện bằng văn bản và nêu rõ lý do từ chối.
Bước 2: Nộp tạm ứng án phí
Sau khi hồ sơ có đầy đủ căn cứ thụ lý, Tòa án thực hiện thông báo cho người khởi kiện biết về việc nộp tạm ứng án phí.
Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí tại cơ quan thi hành án và nộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Tòa án .
Bước 3: Thụ lý đơn khởi kiện
Sau khi người khởi kiện hoàn thành việc tạm ứng án phí, Tòa án phải gửi thông báo thụ lý vụ án tới những chủ thể có liên quan.
Bước 4: Chuẩn bị xét xử và xét xử
Sau khi thụ lý, Tòa án tiến hành xác minh, thu thập thông tin.
Thời hạn tối đa là 04 tháng, đối với vụ việc phức tạp có thể gia hạn nhưng không quá 02 tháng, thì Tòa phải ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.
Trong trường hợp không đồng ý với phán quyết của Tòa án, các đương sự có quyền kháng cáo. Thời hạn kháng cáo đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày, kể từ ngày tuyên án.
Trừ trường hợp các đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện không có mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo là 15 ngày tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết.
Trên đây là tư vấn của Luật sư chuyên môn tại công ty Luật ANP về Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp thừa kế khi không có di chúc từ bố mẹ. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ tới Hotline: 0912.772.008 để được tư vấn và giải đáp nhanh chóng.
---
CÔNG TY LUẬT TNHH ANP:
- VP Hà Nội: Tầng 5, Tòa N07, Phố Trần Đăng Ninh, P. Dịch Vọng, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
- VP Hồ Chí Minh: Tầng 1, Số 232 Nguyễn Thị Minh Khai, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM
- Hotline: 0912 772 008
- Email: congtyluatanp.hcm@gmail.com