Đương sự có yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

Hỏi: Đương sự có yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời “Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ” theo quy định tại Điều 126 của Bộ luật Tố tụng dân sự, nhưng đây là tài sản duy nhất của người có nghĩa vụ và có giá trị cao hơn nghĩa vụ phải thực hiện thì theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 12 của Nghị quyết số 02/2020/NQ-HĐTP ngày 24/9/2020 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì Tòa án không được áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời này.

Do đó, trong trường hợp này để tránh việc người có nghĩa vụ tẩu tán tài sản, trốn tránh nghĩa vụ trả nợ và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên có quyền thì xử lý như thế nào?

 

Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ là một trong các biện pháp khẩn cấp tạm thời mà đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án để bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác yêu cầu Tòa án áp dụng trong quá trình giải quyết vụ án dân sự.

Theo quy định tại Điều 126 Bộ luật tố tụng dân sự (BLTTDS) năm 2015 thì phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người có nghĩa vụ có tài sản và việc áp dụng biện pháp này là cần thiết để bảo đảm cho việc giải quyết vụ án hoặc cho việc thi hành án.

Trường hợp đương sự có yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời Phong toả tài sản của người có nghĩa vụ theo quy định tại Điều 126 của BLTTDS, nhưng đây là tài sản duy nhất của người có nghĩa vụ và có giá trị cao hơn nghĩa vụ phải thực hiện thì theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 12 Nghị quyết số 02/2020/NQ-HĐTP ngày 24/9/2020 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao thì Tòa án không được áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời này, nhưng phải giải thích cho người yêu cầu biết để họ có thể làm đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khác.

Vì theo quy định tại khoản 4 Điều 133 BLTTDS năm 2015 thì Tòa án chỉ được phong tỏa tài sản có giá trị tương đương với nghĩa vụ tài sản mà người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có nghĩa vụ phải thực hiện.

Nếu đương sự vẫn giữ nguyên đơn yêu cầu, Tòa án căn cứ vào khoản 4 Điều 133 của Bộ luật Tố tụng dân sự không chấp nhận đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của họ.

Nếu có vấn đề cần trao đổi hoặc hướng dẫn thêm thì vui lòng liên hệ Luật sư để được hỗ trợ về áp dụng các biện pháp khẩn tạm thời theo Hotline 0903 60 1234.

Công ty Luật TNHH ANP:

- VP Hà Nội: Tầng 5 Tòa N07, Phố Trần Đăng Ninh, P. Dịch Vọng, Q. Cầu Giấy, Hà Nội

- VP Hồ Chí Minh: Tầng 1, Số 232 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 6, Quận 3, TP.HCM

- Hotline: 090.360.1234

    Chia sẻ:

Để lại thông tin tư vấn

G