Nguyên tắc cơ bản của luật dân sự
Bất kì văn bản pháp luật nào cũng được xây dựng dựa trên những nguyên tắc cơ bản. Những nguyên tắc này là những định hướng chung nhất để các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật hình dung được cách thức vận hành của mối quan hệ đó, từ đó làm định hướng cho cả quá trình, tránh tình trạng lệch lạc, khác với mục tiêu mà pháp luật hướng đến.
2.1 Nguyên tắc bình đẳng
Khác với các mối quan hệ hành chính thì trong dân sự, các chủ thể tham gia trong mối quan hệ đều bình đẳng với nhau được thể hiện ở các điểm sau:
- Bình đẳng trong việc tham gia vào các quan hệ dân sự không phụ thuộc vào giới tính và các địa vị xã hội khác. Theo đó những chủ thể có cùng điều kiện như nhau sẽ có quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm như nhau.
- Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ khi chúng được xác lập. Các bên phải thực hiện nghĩa vụ đối với những người có quyền.
- Bình đẳng về trách nhiệm dân sự. Nếu bên có nghĩa vụ không thực hiện, thực hiện không đúng nghĩa vụ đều phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền.
2.2 Nguyên tắc tự do, tự nguyện
Các bên tham gia quan hệ dân sự có quyền tự do cam kết, thoả thuận phù hợp với pháp luật trong việc xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự. Mọi cam kết và thoả thuận hợp pháp đều được pháp luật bảo hộ.
Khi cam kết, thoả thuận, các bên hoàn toàn tự nguyện, không được ai dùng bất cứ thủ đoạn nào nhằm buộc một người cam kết, thoả thuận trái với ý chí của người đó. Mọi cam kết, thoả thuận không có sự tự nguyện của các bên có thể bị tuyên bố là vô hiệu.
2.3 Nguyên tắc thiện chí, trung thực
Do cácc giao dịch dân sự có tính chất tự nguyện và nình đẳng, do đó, để các giao dịch có thể thực hiện được trong thực tế thì các bên phải hợp tác, giúp đỡ nhau để tạo lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ dân sự. Mỗi bên không chỉ quan tâm đến quyền và lợi ích của mình mà còn phải quan tâm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, của Nhà nước và xã hội. Ngoài ra đòi hỏi các bên phải tìm mọi biện pháp cần thiết để khắc phục và hạn chế thiệt hại.
2.4 Nguyên tắc tôn trọng lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác
Việc xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự nhằm thoả mãn các nhu cầu vật chất, tinh thần của các chủ thể tham gia vào các quan hệ đó. Tuy nhiên, chúng phải thực hiện trong một khuôn khổ, giới hạn nhất định.
Bởi lẽ, quyền của một chủ thể bị giới hạn bởi quyền của các chủ thể khác, lợi ích của quốc gia, lợi ích công cộng. Khi các chủ thể thực hiện các quyền và nghĩa vụ dân sự của mình mà gây thiệt hại cho các chủ thể khác thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho các chủ thể bị hại đó. Nếu không đặt ra một giới hạn nhất định sẽ dẫn đến sự rối loạn xã hội nghiêm trọng.
Như vậy, các chủ thể hoàn toàn có quyền tự do nhung phải là tự do trong khuôn khổ vì phải đảm bảo lợi ích, sự bảo toàn, sự phát triển cho dân tộc, lợi ích của đám đông và những lợi ích, quyền hợp pháp của các chủ thể khác. Chỉ cần không xâm phạm giới hạn này thì đương nhiên, quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể được bảo vệ và bảo hộ thực hiện trong thực tiễn.
2.5 Nguyên tắc chịu trách nhiệm dân sự
Người có nghĩa vụ phải nghiêm túc thực hiện nghĩa vụ của họ nếu các quyền và nghĩa vụ đó phát sinh từ các căn cứ họp pháp. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, chủ thể có thể do lỗi vô ý hoặc cố ý dẫn đến không thực hiện đúng hoặc không thực hiện được các nghĩa vụ của mình dẫn đến ảnh hưởng, thiệt hại tới quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Do đó, trong trường hợp có thiệt hại xảy ra, chủ thể gây thiệt hại trong quan hệ dân sự phải chịu trách nhiệm. Nếu không thực hiện phải tự chịu trách nhiệm và có thể bị cưỡng chế thi hành nghĩa vụ và phải bồi thường thiệt hại. Mỗi chủ thể tham gia phải tự chịu trách nhiệm về hành vi của mình.
Mọi thắc mắc và thông tin chi tiết vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp thắc mắc. Trân trọng cảm ơn!
---
CÔNG TY LUẬT TNHH ANP:
VP Hà Nội: Tầng 5 Tòa N07, Trần Đăng Ninh, P. Dịch Vọng, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
VP Hồ Chí Minh: Tầng 1, Số 232 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 6, Quận 3, TP.HCM
Hotline: 0912 772 008
Email: congtyluatanp.hcm@gmail.com