Phụng dưỡng là gì? Con cái bất hiếu không phụng dưỡng cha mẹ bị xử phạt như thế nào?

1. Căn cứ pháp lý

– Luật Người cao tuổi 2009;

– Nghị định 167/2013/NĐ-CP;

– Văn bản pháp luật khác có liên quan.

2. Phụng dưỡng là gì?

Về bản chất, phụng dưỡng dùng để chỉ việc chăm sóc và cấp dưỡng để đảm bảo cuộc sống, đồng thời cũng thể hiện tấm lòng, tình cảm của những người thuộc thế hệ sau (người có nghĩa vụ phụng dưỡng) đối với người thuộc thế hệ trước (người được phụng dưỡng).

Đây cũng là nghĩa vụ của con cháu đối với cha mẹ, những người lớn tuổi trong gia đình và được pháp luật quy định. Cụ thể:

Điều 10 Luật Người cao tuổi năm 2009 có quy định về nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng người cao tuổi:

“1. Phụng dưỡng người cao tuổi là chăm sóc đời sống tinh thần, vật chất nhằm đáp ứng nhu cầu cơ bản về ăn, mặc, ở, đi lại, chăm sóc sức khoẻ và các nhu cầu về vui chơi, giải trí, thông tin, giao tiếp, học tập của người cao tuổi;

5. Khuyến khích tổ chức, cá nhân không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này tham gia phụng dưỡng người cao tuổi. "

Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định con cái có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ; có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật; trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ.

3. Con cái bất hiếu không phụng dưỡng cha mẹ bị xử phạt như thế nào?

Phụng dưỡng là nghĩa vụ của con cái đối với cha mẹ. Tuy nhiên, không ít trường hợp con cái bỏ rơi cha mẹ, dẫn đến nhiều vụ việc thương tâm.

Cụ thể như trường hợp cụ Nguyễn Văn Phát sinh năm 1927, ngụ tại khóm 6, phường 9, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau; sau khi hoàn tất thủ tục tặng cho tài sản là nhà đất cho con trai là Nguyễn Văn Việt thì không được chăm lo chu đáo, cũng không đồng ý trả lại tài sản đã được tặng cho.

Hay trường hợp cụ Võ Thị Ánh Nga sinh năm 1940 có địa chỉ tại phường Bình Trị Đông, quận Bình Tân, TP.HCM. Năm 2010, gia đình con gái cụ là chị Võ Thị Ánh Hà chuyển tới nhà bà sinh sống và liên tục xảy ra tranh chấp. Trong quá trình này, bà Nga phát hiện, chủ sở hữu ngôi nhà mà bà đang ở bao lâu nay được đứng tên của chị Ánh. Quá bức xúc vì “mất nhà” và mâu thuẫn liên tục không giải quyết được, bà Ánh đã tạt xăng đốt ngôi nhà trên, tổng thiệt hại lên tới 200 triệu đồng.

Vậy, con cái bất biếu, không phụng dưỡng cha mẹ thì bị xử phạt như thế nào?

► Xử phạt hành chính:

Tùy vào mức độ vi phạm, việc con cái bất hiếu không thực hiện việc phụng dưỡng cha mẹ có thể bị phạt tiền lên tới 2.000.000 đồng. Ngoài ra, người có hành vi này buộc phải công khai xin lỗi nếu nạn nhân có yêu cầu.

► Truy cứu trách nhiệm hình sự:

Trường hợp con cái có hành vi ngược đãi với cha mẹ thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 185 Bộ luật hình sự 2015.

"Người nào đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.”

 

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn nhanh chóng, chính xác nhất.

Công ty Luật TNHH ANP:

VP Hà Nội: Phòng 903 Tòa N07, Trần Đăng Ninh, P. Dịch Vọng, Q. Cầu Giấy, Hà Nội

VP Hồ Chí Minh: Phòng 1103 Tòa nhà Indochina, số 4 Nguyễn Đình Chiểu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM

SĐT: 0912 772 008 - 0912 660 002

Email: congtyluatanp.hcm@gmail.com

=> XEM THÊM: Người quản lý di sản là ai, họ có quyền và nghĩa vụ như thế nào?

 

    Chia sẻ:

Để lại thông tin tư vấn

G