Các dạng cấu thành tội phạm trong bộ luật hình sự

1. Cấu thành tội phạm là gì?

Cấu thành tội phạm được hiểu là toàn bộ những yếu tố, những bộ phận, những dấu hiệu đặc trưng mà qua đó người đọc có thể hình dung được toàn bộ loại tội phạm được nhắc tới.

Cấu thành tội phạm bao gồm mặt khách quan, mặt chủ quan, khách thể và chủ thể của tội phạm.

2. Phân loại cấu thành tội phạm trong bộ luật hình sự

Tùy thuộc vào mục đích, nhu cầu nghiên cứu, sử dụng mà cấu thành tội phạm được chia thành nhiều loại khác nhau. Ví dụ:

Phân loại theo mức độ nguy hiểm cho xã hội, bao gồm: Cấu thành tội phạm cơ bản, cấu thành tội phạm tặng nặng và cấu thành tội phạm giảm nhẹ.

Trong đó:

+ Cấu thành tội phạm cơ bản là cấu thành tội phạm chỉ có dấu hiệu định tội, mô tả đặc trưng tội phạm theo đó phân biệt được các loại tội phạm với nhau.

+ Cấu thành tội phạm tăng nặng là cấu thành tội phạm mà ngoài dấu hiệu định tội còn mô tả thêm các dấu hiệu tăng nặng, cho thấy tính chất nguy hiểm cho xã hội cao hơn so với trường hợp bình thường.

+ Ngược lại cấu thành tội phạm tăng nặng thì cấu thành tội phạm giảm ngoài dấu hiệu định tội còn mô tả thêm dấu hiệu giảm nhẹ, cho thấy tính chất nguy hiểm cho xã hội thấp hơn so với trường hợp bình thường.

Phân loại theo đặc điểm cấu trúc tội phạm, bao gồm: Cấu thành tội phạm vật chất, cấu thành tội phạm hình thức và cấu thành tội phạm hỗn hợp.

Trong đó:

+ Cấu thành tội phạm hình thức:

Cấu thành tội phạm hình thức có dấu hiệu phạm tội bắt buộc thuộc mặt khách quan của tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, theo đó, tội phạm hoàn thành ngay khi hành vi nguy hiểm cho xã hội được thực hiện không kể có xảy ra hậu quả hay không. Việc xảy ra hậu quả sẽ được xem là tình tiết tặng nặng.

Ví dụ: Tội cướp tài sản theo Điều 168 Bộ luật hình sự 2015 quy định

“Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.”

Theo đó, chỉ cần xảy ra hành vi dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực hoặc các hành vi khác theo quy định pháp luật ngay tức khắc nhằm chiếm đoạt tài sản thì tội cướp tài sản đã hoàn thành mà không cần xem xét có đoạt được tài sản hay không và tài sản giá trị là bao nhiêu.

+ Cấu thành tội phạm vật chất:

Đối với tội phạm có cấu thành tội phạm vật chất, chỉ được xem là tội phạm khi và chỉ khi có hành vi phạm tội và có hậu quả xảy ra do thực hiện hành vi phạm tội đó theo quy định pháp luật.

+ Cấu thành tội phạm hỗn hợp:

Tội phạm có cấu thành tội phạm hỗn hợp là tội phạm có các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của cấu thành tội phạm vừa có yếu tố của cấu thành tội phạm hình thức, vừa có yếu tố của cấu thành tội phạm vật chất. Vì vậy, thời điểm tội phạm hoàn thành tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể.

Ví dụ: Tội trộm cắp tài sản theo Điều 173 Bộ luật hình sự 2015 quy định:

“Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: 

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

…”

Như vậy, hành vi trộm cắp tài sản chỉ được xem là tội phạm khi tài sản bị lấy trộm có trị giá từ 2.000.000 đồng trở lên. Trường hợp tài sản có trị giá dưới 2.000.000 đồng, thì người thực hiện hành vi phạm tội phải thuộc một trong những trường hợp do pháp luật quy định mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp tài sản.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về Các dạng cấu thành tội phạm trong bộ luật hình sự. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng, chính xác nhất.

Công ty Luật TNHH ANP:

- VP Hà Nội: Tầng 5 Tòa N07, Trần Đăng Ninh, P. Dịch Vọng, Q. Cầu Giấy, Hà Nội

- VP Hồ Chí Minh: Tầng 1, số 232 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 6, Quận 3, TP.HCM

- Hotline: 0912 772 008 

- Email: congtyluatanp.hcm@gmail.com

    Chia sẻ:

Để lại thông tin tư vấn

G