Giám định thương tật là gì? Khi nào được yêu cầu giám định thương tật?

1. Căn cứ pháp lý

- Bộ luật Hình sự 2015;

- Luật Giám định tư pháp 2012;

- Văn bản pháp luật khác có liên quan.

2. Giám định thương tật là gì?

Giám định thương tật là hoạt động giám định về tỷ lệ thương tích, tổn thương cơ thể, cơ chế hình thành vết thương,... của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Kết quả giám định tỉ lệ thương tật là cơ sở để xác định yếu tố cấu thành tội phạm của người có hành vi phạm tội và mức độ bồi thường thiệt hại (nếu có).

Việc giám định phải được thực hiện nhanh chóng, kịp thời, tránh trường hợp các chứng cứ không còn chính xác, gây khó khăn trong hoạt động điều tra; đặc biệt trong trường hợp các vụ án về xâm hại tình dục.

3. Khi nào được yêu cầu giám định thương tật

Điều 206 Bộ luật hình sự 2015 quy định, trường hợp một người bị xâm phạm về tính mạng, sức khỏe thì các cơ quan nhà nước có thẩm quyền (bao gồm: Cơ quan cảnh sát điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án) bắt buộc phải thực hiện trưng cầu giám định.

Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình, người bị xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền gửi văn bản đề nghị các cơ quan nêu trên thực hiện trưng cầu giám định. Trong trường hợp bị từ chối thì họ có quyền tự mình thực hiện việc giám định thương tật tại các cơ sở, tổ chức có thẩm quyền. Việc thực hiện giám định thương tật phải thực hiện trước khi Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.

Trường hợp được chấp thuận nhưng xét thấy bản kết luận giám định thương tật không chính xác thì có quyền yêu cầu trưng cầu giám định lại hoặc giám định bổ sung theo quy định pháp luật.

4. Ai là người chịu trách nhiệm giám định

Theo quy định pháp luật hiện hành, các kết luận giám định thương tật chỉ được công nhận khi thực hiện tại các cơ sở, tổ chức cố định do pháp luật quy định. Bao gồm:

– Trong lĩnh vực pháp y: Viện pháp y của Bộ y tế, Bộ quốc phòng, Trung tâm giám định pháp y cấp tỉnh hoặc của Viện khoa học hình sự (Bộ công an)

– Viện pháp y tâm thần trung ương, Trung tâm pháp y tâm thần khu vực

– Viện khoa học hình sự của Bộ công an, Phòng giám định kỹ thuật hình sự của Bộ Quốc phòng, Công an cấp tỉnh.

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn nhanh chóng, chính xác nhất.

-------

Công ty Luật TNHH ANP:

Hotline: 0912 772 008 - 0912 660 002

Email: congtyluatanp.hcm@gmail.com

    Chia sẻ:

Để lại thông tin tư vấn

G