Phân biệt khởi tố bị can và khởi tố vụ án trong Luật Hình sự

1. Khởi tố bị can và khởi tố vụ án

Khởi tố bị can và khởi tố vụ án là một trong những hoạt động phổ biến trong tố tụng hình sự. Các chủ thể có thẩm quyền sẽ tiến hành xác định có hoặc không có các dấu hiệu của tội phạm khi phát hiện các hành vi nguy hiểm cho xã hội. Nếu nhận thấy có dấu hiệu tội phạm, những chủ thể này ban hành quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can theo quy định pháp luật.

Thông thường, quyết định khởi tố vụ án hình sự được ban hành trước quyết định khởi tố bị can. Tuy nhiên, trong một số trường hợp như phạm tội quả tang,… thì cơ quan có thẩm quyền có thể ban hành hai quyết định này cùng một thời điểm ngay khi xác định tại sự việc; do tại thời điểm xác định được sự kiện phạm tội có dấu hiệu tội phạm cũng đồng thời xác định được ngay người thực hiện hành vi phạm tội.

2. Phân biệt khởi tố bị can và khởi tố vụ án

 

Tiêu chí

Khởi tố vụ án

Khởi tố bị can

Đối tượng

  • Là hành vi có dấu hiệu phạm tội.
  • Là người hoặc pháp nhân thực hiện hành vi có dấu hiệu phạm tội.

Căn cứ khởi tố

Chỉ khởi tố vụ án khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm.  Việc xác định dấu hiệu tội phạm dựa trên những căn cứ:

+ Tố giác của cá nhân;

+ Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân;

+ Tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng;

+ Kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước;

+ Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm;

+ Người phạm tội tự thú.

Sau khi đã có quyết định khởi tố vụ án, cơ quan điều tra sẽ tiến hành điều tra vụ án. Nếu có đủ căn cứ để xác định một người hoặc pháp nhân đã thực hiện hành vi mà BLHS là tội phạm thì Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị bị can.

Quyết định khởi tố bị can phải được sự phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.

 

 

Thẩm quyền ban  hành

Có 04 cơ quan:

- Cơ quan điều tra.

- Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;

- Viện kiểm sát;

- Hội đồng xét xử.

Có 03 cơ quan:

- Cơ quan điều tra.

- Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;

- Viện kiểm sát.

 

Các giai đoạn ra quyết định khởi tố

Có 04 giai đoạn có thể khởi tố:

- Giai đoạn khởi tố;

- Giai đoạn điều tra;

- Giai đoạn truy tố;

- Giai đoạn xét xử.

Có 02 giai đoạn có thể khởi tố:

- Giai đoạn điều tra;

- Giai đoạn truy tố.

 

 

Kết thúc khởi tố

Thời điểm kết thúc của giai đoạn khởi tố vụ án được tính từ khi ra quyết định khởi tố vụ án hình sự (trong trường hợp xác định có dấu hiệu tội phạm), hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự (khi xác định không có dấu hiệu tội phạm).

Khởi tố bị can không phải là giai đoạn tố tụng mà chỉ là hành vi tố tụng tại giai đoạn điều tra của người có thẩm quyền ra quyết định khởi tố bị can khi đã xác định được một người cụ thể có hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong pháp luật hình sự, cần phải tiến hành các hoạt động điều tra đối với họ theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự

Trên đây là toàn bộ thông tin về sự phân biệt quyết định khởi tố vụ án và khởi tố bị can trong một vụ án hình sự mà công ty Luật TNHH ANP cung cấp, để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây:

Công ty Luật TNHH ANP:

VP Hà Nội: Tầng 5 Tòa N07, Trần Đăng Ninh, P. Dịch Vọng, Q. Cầu Giấy, Hà Nội

VP Hồ Chí Minh: Tầng 1, số 232 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 6, Quận 3, TP.HCM

Hotline: 0912 772 008

=> Xem thêm: Dịch vụ luật sư bào chữa án hình sự

    Chia sẻ:

Để lại thông tin tư vấn

G