Các trường hợp tranh chấp đất đai

Quyền sử dụng đất là tài sản có giá trị lớn, do đó, không ít tranh chấp xảy ra liên quan đến đất đai.

Sau đây, Công ty Luật TNHH ANP sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về những vấn đề liên quan tới các trường hợp tranh chấp đất đai.

1. Tranh chấp đất đai

Tranh chấp đất đai là một trong những loại tranh chấp dân sự liên quan đến đất đai như: mua bán, chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất, tranh chấp ranh giới giữa hai thửa đất liền kề, tranh chấp về ngõ đi chung,…

Các bên có thể giải quyết tranh chấp thông qua phương thức hòa giải hoặc tố tụng.

2. Các loại tranh chấp đất đai

Tùy thuộc vào dấu hiệu, mục đích,… mà có nhiều cách phân loại các dạng tranh chấp đất đai khác nhau. Do đó, việc phân loại chỉ mang tính tương đối. Trên thực tế có những vụ án, tính chất của quan hệ pháp luật tranh chấp có dấu hiệu của tất cả các dạng tranh chấp.

Sau đây, chúng tôi xin gửi đến bạn đọc một số loại tranh chấp đất đai thường gặp sau đây:

Thứ nhất, tranh chấp về quyền sử dụng đất:

Đây là những tranh chấp giữa các bên sử dụng đất về quyền sử dụng hợp pháp đối với mảnh đất nào đó. Ví dụ:

+ Tranh chấp về ranh giới giữa 02 thửa đất liền kề;

+ Tranh chấp đòi lại nhà, đất cho ở nhờ;

Thứ hai, tranh chấp về quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất:

Đây là dạng tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện các giao dịch dân sự liên quan tới quyền sử dụng đất. Việc tranh chấp có thể là yêu cầu thực hiện hợp đồng, công nhận hiệu lực hay hủy bỏ hợp đồng, mức bồi thường do vi phạm hợp đồng,…..

Thứ ba, tranh chấp liên quan đến đất:

Loại tranh chấp này thường phát sinh trong khi giải quyết một vụ việc khác như giải quyết tranh chấp khi ly hôn hay tranh chấp về thừa kế.

3. Xử lý tình huống tranh chấp đất đai

Theo quy định pháp luật hiện hành, khi có tranh chấp về đất đai, các bên xảy ra tranh chấp phải thực hiện hòa giải cơ sở.

Trong trường hợp các bên không thể tự hòa giải, có thể yêu cầu UBND cấp xã nơi có đất đang tranh chấp.

Lưu ý:

 - Đối với tranh chấp trong việc xác định ai là người có quyền sử dụng đất thì bắt buộc hòa giải.

 - Đối với các tranh chấp khác như: Tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,... thì không bắt buộc hòa giải.

4. Cách giải quyết tranh chấp

 - Trong trường hợp các bên không thể tự hòa giải, thì có 2 phương thức giải quyết tranh chấp đó là khiếu nại hoặc khởi kiện tới cơ quan có thẩm quyền để được giải quyết.

 - Trong đó, khiếu nại tranh chất đất đai là việc người sử dụng đất mặc dù được UBND cấp xã giải quyết tranh chấp đất nhưng họ không đồng ý với việc giải quyết nên thực hiện quyền khiếu nại việc giải quyết tranh chấp đất.

 - Đối với khởi kiện tranh chấp đất đai, cơ quan có thẩm quyền giải quyết đó là Tòa án nhân dân các cấp. Việc giải quyết được thực hiện theo thủ tục tố tụng.

 - Về trình tự thủ tục khi thực hiện khiếu nại, khởi kiện, bạn đọc có thể xem thêm tại website của công ty Luật ANP.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi liên quan tới các trường hợp tranh chấp đất đai. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ tới Hotline: 0912.772.008 để được tư vấn và giải đáp nhanh chóng.

Trân trọng cảm ơn!

---

Thông tin liên hệ công ty Luật TNHH ANP:

- VP Hà Nội: Tầng 5 Tòa N07, Trần Đăng Ninh, P. Dịch Vọng, Q. Cầu Giấy, Hà Nội

- VP Hồ Chí Minh: Tầng 1, số 232 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 6, Quận 3, TP.HCM

- Hotline: 0912 772 008

Email: congtyluatanp.hcm@gmail.com

    Chia sẻ:

Để lại thông tin tư vấn

G