Giải quyết tranh chấp thừa kế đất đai do không có di chúc

Tranh chấp các bất động sản là di sản thừa kế là loại tranh chấp phổ biến.

Trong phạm vi bài viết này, Công ty Luật TNHH ANP sẽ giúp bạn đọc Giải quyết tranh chấp thừa kế đất đai do không có di chúc.

1. CĂN CỨ PHÁP LÝ

- Bộ luật Dân sự 2015;

- Luật Đất đai 2013;

2. CHIA THỪA KẾ KHI KHÔNG CÓ DI CHÚC

Có hai hình thức để thực hiện phân chi di sản thừa kế đó là: chia thừa kế theo di chúc và chia thừa kế theo pháp luật.

Như vậy, khi không có di chúc, di sản thừa kế sẽ được phân chia theo các quy định của pháp luật.

3. NGUYÊN TẮC CHIA THỪA KẾ

Trong trường hợp người để lại di sản chết mà không để lại di chúc thì di sản thừa kế được chia đều cho những người thừa kế trong cùng hàng thừa kế.

Đồng thời, những người thừa kế được phân chia di sản theo thứ tự của các hàng thừa kế. Tức là, những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không có người có quyền thừa kế thuộc hàng thừa kế trước đó nhận thừa kế di sản.

Cách xác định người được hưởng thừa kế theo hàng thừa kế như sau:

- Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

- Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại (ông bà), anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

- Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

4. PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ LÀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

Khi phân chia di sản thừa kế người nhận thừa kế quyền sử dụng đất phải đáp ứng các điều kiện nhận thừa kế quyền sử dụng đất, gồm:

+ Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

+ Đất không có tranh chấp;

+ Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

+ Đất đang trong thời hạn sử dụng đất.

Ngoài ra, trong trường hợp các bên có yêu cầu tách thửa đối với đất là di sản thừa kế thì thửa đất đó phải đảm bảo các quy định về điều kiện tách thửa của từng địa phương.

5. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THỪA KẾ KHÔNG CÓ DI CHÚC

Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp trong trường hợp này tương tự như giải quyết tranh chấp thông thường. Cụ thể:

Bước 1: Hòa giải

Các bên tranh chấp có thể tự thương lượng, hòa giải hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tiến hành hòa giải.

Về bản chất, đây là tranh chấp về giao dịch dân sự có đối tượng liên quan đến đất, do đó, việc hòa giải tại cơ quan có thẩm quyền là không bắt buộc.

Bước 2: Khiếu nại hoặc khởi kiện.

Trong trường hợp không thể hòa giải, hoặc các bên đã thực hiện hòa giải nhưng lại không thực hiện đúng cam kết thì các bên có thể thực hiện khiếu nại hoặc khởi kiện tới cơ quan có thẩm quyền để được giải quyết.

Để biết thêm thông tin về thẩm quyền giải quyết để lựa chọn phương thức giải quyết phù hợp, bạn đọc truy cập tai đây.

Để biết thêm thông tin về quy trình giải quyết tranh chấp đất đai tại đây.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về Giải quyết tranh chấp thừa kế đất đai do không có di chúc. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ tới Hotline: 0912.772.008 để được tư vấn và giải đáp nhanh chóng.

Trân trọng cảm ơn.

Thông tin liên hệ công ty Luật TNHH ANP:

VP Hà Nội: Phòng 903 Tòa N07, Trần Đăng Ninh, P. Dịch Vọng, Q. Cầu Giấy, Hà Nội

VP Hồ Chí Minh: Phòng 1103 Tòa nhà Indochina, số 4 Nguyễn Đình Chiểu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM

SĐT: 0912 772 008 - 0912 660 002

Email: congtyluatanp.hcm@gmail.com

    Chia sẻ:

Để lại thông tin tư vấn

G