Trình tự, quy trình giải quyết tranh chấp đất đai
Tranh chất đất đai là loại tranh chấp phố biến và cũng rất phức tạp. Vậy trình tự, quy trình giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định pháp luật như thế nào?
Sau đây, Công ty Luật TNHH ANP sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc trên.
- Luật Đất đai 2013;
- Bộ luật Dân sự 2015;
- Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
- Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP.
- Văn bản pháp luật khác có liên quan.
Quy trình giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:
Bước 1: Hòa giải
Theo quy định pháp luật hiện hành, khi có tranh chấp đất đai, Nhà nước khuyến khích các bên tự hòa giải. Nếu không thể tự thỏa thuận với nhau, thì các bên có quyền yêu cầu chủ thể có thẩm quyền tổ chức thực hiện hòa giải.
-> Việc hòa giải là bắt buộc thực hiện mọi trường hợp tranh chấp đất đai.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, việc hòa giải chỉ cần thực hiện giữa các đương sự với nhau mà không nhất thiết phải thực hiện tại cơ quan có thẩm quyền. Bao gồm:
- Tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất;
- Tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất;
- Tranh chấp chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất.
Về bản chất, những tranh chấp này xuất phát từ việc tranh chấp các giao dịch dân sự có đối tượng là quyền sử dụng đất mà không phải tranh chấp liên quan trực tiếp tới các quyền và nghĩa vụ của các bên đối với quyền sử dụng đất. Do đó, những tranh chấp nói trên không nhất thiết phải thực hiện tại các cơ quan có thẩm quyền.
Bước 2: Khiếu nại hoăc khởi kiện
Trong trường hợp không thể hòa giải, hoặc các bên đã thực hiện hòa giải nhưng lại không thực hiện đúng cam kết thì các bên có thể thực hiện khiếu nại hoặc khởi kiện tới cơ quan có thẩm quyền để được giải quyết.
Trong đó, người khởi kiện cần chú ý những điều kiện để đảm bảo đơn khởi kiện được chấp nhận và đủ điều kiện được thụ lý vụ án.
Bạn đọc có thể xem thêm các phương thức và quy trình giải quyết tranh chấp đất đai tại đây.
Hồ sơ giải quyết tranh chấp đất đai bao gồm những tài liệu sau:
- Đơn khởi kiện hoặc Đơn khiếu nại.
Tùy thuộc vào loại tranh chấp mà người làm đơn thực hiện theo thủ tục khiếu nại hoặc khởi kiện sao cho phù hợp.
- Bản sao chứng minh nhân dân, căn cước công dân, sổ hộ khẩu của người làm đơn;
- Giấy tờ tài liệu liên quan tới nội dung tranh chấp. Ví dụ: Hợp đồng mua bán quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,..
- Giấy tờ, tài liệu khác nếu có.
Sau khi tiếp nhận đơn khởi kiện, tùy thuộc vào nội dung đơn khởi kiện mà Thẩm phán xem xét đơn phải thông báo sau tới chủ thể có quyền, nghĩa vụ liên quan một trong những vấn đề sau:
+ Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện trong trường hợp nội dung đơn còn thiếu những thông tin về yêu cầu của người khởi kiện, thông tin của đương sự,… ;
+ Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo quy định pháp luật;
+ Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền trong trường hợp vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác;
+ Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về Trình tự, quy trình giải quyết tranh chấp đất đai. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ tới Hotline: 0912.772.008 để được tư vấn và giải đáp nhanh chóng.
Trân trọng cảm ơn.
Thông tin liên hệ công ty Luật TNHH ANP:
VP Hà Nội: Phòng 903 Tòa N07, Trần Đăng Ninh, P. Dịch Vọng, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
VP Hồ Chí Minh: Phòng 1103 Tòa nhà Indochina, số 4 Nguyễn Đình Chiểu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM
SĐT: 0912 772 008- 0912 660 002
Email: congtyluatanp.hcm@gmail.com