Tranh chấp đất đai do di sản thừa kế và quy trình giải quyết

Quyền sử dụng đất là tài sản có giá trị lớn. Do đó, khi quyền sử dụng đất trở thành di sản thừa kế, và việc phân chia di sản không hợp lý đã dẫn đến nhiều tranh chấp.

Sau đây, Công ty Luật TNHH ANP sẽ giúp bạn đọc làm rõ một số vấn đề về Tranh chấp đất đai do di sản thừa kế và quy trình giải quyết.

1. Thủ tục giải quyết tranh chấp đất thừa kế

Tranh chấp đất đai là di sản thừa kế là một trong những dạng tranh chấp đất đai.

Thông thường, có 03 phương thức giải quyết tranh chấp đất đai như sau: thương lượng, hòa giải; khiếu nại và khởi kiện theo thủ tục tố tụng dân sự.

Tuy nhiên, điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015; khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP quy định:

“Đối với tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như: tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,... thì thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp không phải là điều kiện khởi kiện vụ án.”

Mặt khác, Khoản 1 Điều 203 Luật Đất đai quy định:

“Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;”

Trong đó, giấy tờ về quyền thừa kế là một trong những loại giấy tờ được quy định tại Điêu 100 Luật Đất đai.

Như vậy, đối với tranh chấp di sản thừa kế là quyền sử dụng đất thì các bên có thể tự mình quyết định có hòa giải hay không và cơ quan có thẩm quyền giải quyết là Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có đất.

2. Thủ tục khởi kiện tranh chấp đất đai thừa kế

Bước 1: Tiếp nhận đơn, hồ sơ khởi kiện

Người khởi kiện thực hiện chuẩn bị hồ sơ và nộp tới Tòa án có thẩm quyền để được giải quyết. Trong trường hợp từ chối tiếp nhận, thì thông báo tới người khởi kiện bằng văn bản và nêu rõ lý do từ chối.

Hồ sơ khởi kiện bao gồm:

   - Đơn khởi kiện;

   - Bản sao chứng minh nhân dân, căn cước công dân, sổ hộ khẩu của người làm đơn;

   - Biên bản hòa giải của UBND cấp xã;

   - Giấy chứng tử hoặc bản án tuyên bố một người là đã chết đối với người để lại di sản thừa kế;

   - Bản sao giấy khai sinh hoặc giấy tờ, tài liệu khác chứng minh về quyền được hưởng di sản thừa kế người làm đơn;

   - Giấy tờ tài liệu khác liên quan tới nội dung tranh chấp.

Bước 2: Nộp tạm ứng án phí

Sau khi hồ sơ có đầy đủ căn cứ thụ lý, Tòa án thực hiện thông báo cho người khởi kiện biết về việc nộp tạm ứng án phí.

Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí tại cơ quan thi hành án và nộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Tòa án .

Bước 3: Thụ lý đơn khởi kiện

Sau khi người khởi kiện hoàn thành việc tạm ứng án phí, Tòa án phải gửi thông báo thụ lý vụ án tới những chủ thể có liên quan.

Bước 4: Chuẩn bị xét xử và xét xử

Sau khi thụ lý, Tòa án tiến hành xác minh, thu thập thông tin.

Thời hạn tối đa là 04 tháng, đối với vụ việc phức tạp có thể gia hạn nhưng không quá 02 tháng, thì Tòa phải ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.

Trong trường hợp không đồng ý với phán quyết của Tòa án, các đương sự có quyền kháng cáo.

Thời hạn kháng cáo đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày, kể từ ngày tuyên án.

Trừ trường hợp các đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện không có mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo là 15 ngày tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết.

3. Đơn khởi kiện tranh chấp đất thừa kế

Để Tòa án thụ lý và giải quyết vụ án, đơn khởi kiện tranh chất đất đai phải đảm bảo những thông tin sau:

- Thời gian, địa điểm làm đơn khởi kiện;

- Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;

- Thông tin của các đương sự: tên, nơi cư trú, nơi làm việc (nếu có).

- Lý do khởi kiện.

- Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.

Trong đó, tại phần lý do làm đơn khởi kiện, người làm đơn cần nêu rõ những nội dung sau:

+ Thông tin về di sản thừa kế như: vị trí mảnh đất, giá trị, nguồn gốc thửa đất, quá trình giao dịch....

+ Thông tin về người để lại di sản, gồm: họ tên, thời gian mất.

+ Thông tin về các đồng thừa kế, gồm: số lượng, địa chỉ nơi cư trú, địa chỉ hiện tại, thời gian chết (nếu có).

Đối với người thừa kế nhưng đã chết thì khai thêm vợ hoặc chồng và các con của người đó.

+ Thông tin và nội dung cơ bản của di chúc (nếu có).

+ Nội dung vi phạm của người bị kiện và quá trình tự giải quyết hoặc chính quyền hòa giải ( nếu có).

+ Nội dung yêu cầu của người làm đơn yêu cầu Tòa án giải quyết.

Cuối đơn, người làm đơn cần ký và ghi rõ họ tên.

Trên đây là tư vấn của Luật sư chuyên môn tại công ty Luật ANP về Tranh chấp đất đai do di sản thừa kế và quy trình giải quyết. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ tới Hotline: 0912.772.008 để được tư vấn và giải đáp nhanh chóng.

Trân trọng cảm ơn.

---o0o---

CÔNG TY LUẬT TNHH ANP:

- VP Hà Nội: Tầng 5 Tòa N07, Trần Đăng Ninh, P. Dịch Vọng, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội

- VP Hồ Chí Minh: Lầu 1 - 232 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 6, Quận 3, TP.HCM

- Hotline: 0912 772 008

- Email: congtyluatanp.hcm@gmail.com

    Chia sẻ:

Để lại thông tin tư vấn

G