Tư vấn thừa kế tài sản từ bố mẹ để lại

Thừa kế là quan hệ pháp luật dân sự được phát sinh khi người có tài sản chết. Quyền thừa kế được ghi nhận tại Điều 609 Bộ luật dân sự năm 2015 như sau: Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.

Như vậy, con cái có quyền hưởng thừa kế là tài sản của bố mẹ mất đi để lại và có thể thừa kế theo di chúc hoặc thừa kế theo pháp luật.

Có thể hiểu, di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết (Điều 624 Bộ luật dân sự năm 2015). Thừa kế theo di chúc là thừa kế theo ý chí nguyện vọng của người để lại di sản trước khi chết và được ưu tiên áp dụng trước.

Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định, được áp dụng khi rơi vào các trường hợp quy định tại Điều 650 Bộ luật dân sự năm 2015, đó là khi người chết không để lại di chúc, di chúc không hợp pháp, những người thừa kế theo di chúc không còn hoặc từ chối nhận di sản tại thời điểm mởi thừa kế chia di sản theo hàng thừa kế, điều kiện, trình tự thừa kế do pháp luật quy định.

Tuy nhiên, để được hưởng thừa kế di sản từ bố mẹ thì con cái phải đáp ứng điều kiện, đó là còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Điều này được quy định cụ thể tại Điều 613 về người thừa kế.

Điều 611 Bộ luật dân sự 2015 quy định về thời điểm và địa điểm mở thừa kế như sau: Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản; nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ di sản hoặc nơi có phần lớn di sản. Trong đó, di sản được hiểu là bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác (Theo Điều 612)

Kể từ thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế có các quyền, nghĩa vụ tài sản do người chết để lại. Thực hiện nghĩa vụ tài sản do bố, mẹ để lại tại Điều 615 Bộ luật dân sự 2015, đó là: Thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thoả thuận khác. Khi di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Theo điểm a khoản 1 Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 thì con cái thuộc hàng thừa kế thứ nhất của cha, mẹ và do đó được đương nhiên hưởng di sản từ cha mẹ mình để lại và được hưởng phần di sản bằng với phần di sản của những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất khác, trừ trường hợp từ chối nhận di sản, không được quyền nhận hay bị truất quyển nhận thừa kế (khoản 3 Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015)

Ngoài ra, con chưa thành niên hoặc con thành niên mà không có khả năng lao động được coi là người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc theo quy định tại Điều 644 Bộ luật dân sự năm 2015, và họ vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó.

Các thông tin trên được tổng hợp từ Luật sư chuyên môn tư vấn thừa kế tại công ty Luật ANP. Quý khách nếu có nhu cầu tư vấn thừa kế tài sản, tranh chấp tài sản thừa kế, cũng như thủ tục giải quyết thừa kế, vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH ANP theo số điện thoại 0912 772 008 để được luật sư tư vấn nhanh chóng, chuyên nghiệp, chính xác nhất.

Thông tin liên hệ công ty Luật TNHH ANP:

VP Hà Nội: Phòng 903 Tòa N07, Trần Đăng Ninh, P. Dịch Vọng, Q. Cầu Giấy, Hà Nội

VP Hồ Chí Minh: Phòng 1103 Tòa nhà Indochina, số 4 Nguyễn Đình Chiểu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM

SĐT: 0912 772 008

Email: congtyluatanp.hcm@gmail.com

    Chia sẻ:

Để lại thông tin tư vấn

G